Hiển thị các bài đăng có nhãn cách sống. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn cách sống. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 24 tháng 9, 2013

Vậy thì tốt nhất hãy loại bỏ chúng trước khi chúng trở nên "quá thân thiết" với bạn.


Dưới đây là 5 thói quen như vậy.


1. Ngồi xổm trên toilet

Cho dù bạn có mục đích tốt là để tránh lây bệnh nên bạn quyết định ngồi xổm trên toilet ở các nhà hàng, nhà vệ sinh công cộng... nhưng thực ra cách này lại có thể có hại hơn bạn tưởng. 

Ngồi xổm trên toilet có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu do tâm lý sợ hãi. Hơn nữa, khi ngồi như vậy sẽ khiến các cơ vùng chậu bị co thắt xung quanh niệu đạo nên không thể thải hết nước tiểu trong bàng quang, tạo điều kiện cho vi khuẩn tồn tại.

2. Đánh răng ngay sau bữa ăn

Bạn nghĩ rằng cứ đánh răng sau khi ăn là sẽ bảo vệ răng nhưng sẽ tốt hơn rất nhiều nếu bạn chờ đợi nửa giờ sau khi ăn rồi mới đánh răng. 

Sau khi ăn, axit từ một số loại thực phẩm, chẳng hạn như từ cam quýt, cà chua, cola (có đường và không đường)... có thể làm mềm men trên răng của bạn. Nếu đánh răng ngay lúc này sẽ làm cho axit ăn mòn các lớp bên dưới răng nhanh hơn.

Vì vậy, hãy đợi 30-60 phút sau khi tiêu thụ các loại thực phẩm có tính axit và đồ uống trước khi đánh răng. Hoặc bạn có thể súc miệng bằng nước sạch hay soda với một phần soda, tám phần nước để làm sạch răng.

3. Ăn vặt cả ngày

Bạn không muốn tăng cân, vậy là bạn chọn giải pháp ăn vặt cả ngày để hạn chế thức ăn tiêu thụ trong các bữa chính. Thế nhưng, chính vì ăn thành các bữa nhỏ mà đến đêm bạn cảm thấy đối và tiếp tục ăn. Điều này không hề tốt chút nào. 

Ăn muộn vào ban đêm không những không có tác dụng giảm cân mà nó còn có thể là nguyên nhân tăng cân, theo một nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Sinh học Salk ở La Jolla, California. Thực tế, cơ thể chúng ta chuyển hóa năng lượng tốt hơn nhiều nếu chúng ta ăn vào ban ngày.

Tốt nhất, bạn nên thực hiện theo khung 10-12 giờ, tức là nếu bạn ăn sáng lúc 7 giờ thì cũng nên ăn tối lúc 19 giờ. Đừng nên ăn gì nhiều trước giờ đi ngủ để tránh gây áp lực cho dạ dày của bạn.

4. Nghe nhạc trước khi ngủ

Thói quen này có thể giúp bạn thư giãn nhưng nó lại thực sự không tốt cho não bộ. Âm thanh phát ra có thể giúp bạn dễ ngủ hơn nhưng nó lại khiến cho não của bạn phải "làm việc" và rơi vào trạng thái "lơ mơ" tức là ngủ nhưng không yên tĩnh và sâu giấc.

Não bị kích thích sẽ khiến giấc ngủ của bạn chập chờn và hậu quả là bạn sẽ rất mệt mỏi khi tỉnh dậy.

Ngoài ra, thói quen sử dụng các thiết bị điện tử trước giờ ngủ cũng không có lợi cho giấc ngủ của bạn. Ánh sáng màu xanh từ tivi hoặc màn hình máy tính, iPad hoặc điện thoại có thể làm thay đổi và trì hoãn đồng hồ sinh học của cơ thể bạn. "Điều này sẽ khiến bạn có giấc ngủ mê mệt và khó khăn hơn để ra khỏi giường vào sáng hôm sau", ông Gregory S. Carter, MD, giáo sư thần kinh học và neurotherapeutics tại Trung tâm y tế UT Southwestern (Mỹ) kết luận.

5. Giặt chăn gối liên tục

Sạch sẽ bao giờ cũng tốt nhưng nếu ngày nào hoặc cách ngày bạn lại giặt chăn gối một lần thì điều này thực sự không còn ý nghĩa vệ sinh nữa.

Ông Stanley Fineman, MD, chủ tịch Hiệp hội Dị ứng, Hen và Miễn dịch học của Mỹ (ACAAI) cho rằng, phòng ngủ là nơi bạn sẽ tìm thấy nhiều bọ ve trong bụi nhất và loại bọ này chính là nguyên nhân khiến chúng ta bị ngứa và hen suyễn. Thế nhưng, nếu chăn gối liên tục được giặt sạch như vậy thì các con bọ ve này càng có cơ hội phát triển nhiều hơn. Điều này nghe có vẻ "ngược đời" nhưng đúng là vậy.

Vì ậy, tốt nhất bạn nên giặt chăn gối trong nước nóng 3-4 tuần/lần để tiêu diệt bọ ve trong bụi, Tiến sĩ Fineman nói.

Theo afamily

Thứ Sáu, 20 tháng 9, 2013

Nhịn ăn có thể áp dụng trên bệnh cấp tính và mạn tính đều có lợi ích. Trên bệnh cấp tính (cảm cúm, nhiễm siêu vi...), bệnh nhân thường không muốn ăn. Nếu cố ăn thì càng khó chịu, nặng bụng, thậm chí ói ra, mệt mỏi hơn, làm bệnh càng nặng hơn. Tốt nhất là nên nhịn ăn (vẫn uống) một hoặc hai bữa. Cơ thể con người có khả năng tự điều chỉnh, do đó tự cải thiện sức khoẻ, tự chữa bệnh.

 


Khi bị bệnh cấp tính, phản ứng tự nhiên của cơ thể là tập trung năng lượng để trị bệnh, do đó cần ức chế một số cơ quan không cần hoạt động liên tục, trong đó bộ máy tiêu hóa ưu tiên bị tạm ngưng hoạt động, hậu quả là bệnh nhân chán ăn, ngửi thấy thức ăn muốn ói... cần phải tuân thủ phản ứng tự nhiên của cơ thể. Nói cách khác nên nhịn ăn nhưng vẫn có thể uống. Nhịn một vài bữa ăn không lo suy dinh dưỡng vì cơ thể luôn có nguồn dự trữ, nếu bệnh nhân là người béo phì thì đây là dịp rất tốt để giảm cân, càng khoẻ.

Còn người bệnh mạn tính hay người bình thường, nhịn ăn có lợi gì? Cần biết rằng trong quá trình sống, ta luôn tiếp xúc với môi trường càng ngày càng độc hại (môi trường, ăn uống), do đó chắc chắn cơ thề ít nhiều bị nhiễm độc, là nguồn gốc của bệnh tật. 

Nhịn ăn giúp bộ máy tiêu hóa được nghỉ ngơi gần như hoàn toàn, do đó giúp phục hồi toàn bộ niêm mạc của đường tiêu hóa, đã bị ít nhiều tổn thương trong quá trình tiêu hóa trước đây, từ đó giúp cho bộ máy tiêu hóa phòng chống lại rò rỉ các protein chưa được tiêu hóa hoàn toàn, đi xuyên qua niêm mạc ruột bị tổn thương, vào máu gây bệnh (bệnh lý tự miễn...). Nhịn ăn một thời gian giúp cải thiện hoạt động hệ tiêu hóa, giúp cơ thể ngăn chận những tác nhân gây bệnh từ ăn uống, giúp cơ thể tự thanh lọc, khử độc rất hiệu quả.

Khi nhịn ăn, thiếu năng lượng cung cấp từ bên ngoài, cơ thể phải sử dụng những nguồn năng lượng sẵn có, ưu tiên chọn nguồn mỡ, đường, đạm dư thừa, kể cả tế bào, mô viêm, bất thường... theo một cơ chế gọi là tự tiêu, tự phân (tiêu hóa, phân hủy). Cụ thể như chuyển hóa mỡ dự trữ, phóng thích những axit béo tự do vào máu, đưa qua gan để tạo thành năng lượng. Khi lượng mỡ dự trữ được tiêu thụ càng nhiều thì nhiều chất độc hại đã bị ăn uống vào trong quá khứ, tích trữ trong những mô mỡ sẽ được phóng thích đưa vào máu và đào thải ra ngoài cơ thể.

Ngay cả những độc chất không tìm thấy trong thức ăn nhưng đã được cơ thể hấp thu từ môi trường xung quanh (qua đường hô hấp, qua da...) như chất DDT, một vài chất thuốc trừ sâu cũng tích trữ tại mô mỡ và được loại khỏi cơ thể trong quá trình nhịn ăn (điều này đã được chứng minh bằng các xét nghiệm tìm thấy DDT trong phân, nước tiểu, của những người đang thực hành phương pháp nhịn ăn). Ngoài ra, các độc chất có sẵn trong cơ thể từ quá trình tiêu hóa thực phẩm như axit uric - gây bệnh gout, urê, NH3... (ứ đọng quá nhiều do ăn uống dư thừa trong quá khứ) cũng được cơ thể "thanh toán" nhanh chóng, nhờ nhịn ăn.

Nhịn ăn là một quá trình thanh lọc cơ thể, giải độc tự nhiên, do đó có kết quả rất tốt trên hệ thần kinh, trí óc minh mẫn, sáng suốt, giảm lo âu, ngủ ngon. Để nhịn ăn có hiệu quả cao, tránh các tai biến cần phải nắm vững phương pháp.

Lần đầu nên nhịn ăn tập thể, trong một môi trường không khí trong sạch, luôn luôn có kết hợp luyện thở (tăng cường lượng oxy để thay thế phần nào thức ăn), thể dục nhẹ, tránh lao động nặng, stress và nhất là nên có một chuyên viên có kinh nghiệm hướng dẫn nhịn ăn, theo dõi và giúp đỡ, nhịn ăn nhưng không nhịn uống, uống kèm nước trái cây (juice fasting), thời gian nhịn ăn từ một đến ba ngày tùy bệnh lý, sức khoẻ. Nhịn ăn những lần sau có thể nhịn lâu hơn nhưng luôn luôn phải có chuyên viên theo dõi sát để phòng tai biến.

Chúng ta thường nghĩ rằng, bộ não của con người có thể minh mẫn, sáng suốt trước khi tuổi già đến. Tuy nhiên, thực tế bộ não có thể bị phá hủy bởi những thói quen xấu trong cuộc sống hàng ngày.

 

Dưới đây là 7 thói quen xấu có thể phá hủy bộ não của chúng ta:

 

 
1. Ăn bữa tối quá nhiều

Ăn nhiều vào buổi tối có gây tình trạng xơ vỡ động mạch.

Theo nghiên cứu y học, sau khi chúng ta người ăn quá nhiều trong bữa ăn tối, một loại chất đặc biệt trong não có thể được tăng lên, có thể gây ra sự hình thành của xơ vữa động mạch. Nếu chúng ta luôn luôn ăn quá nhiều cho bữa ăn tối, sẽ xảy ra tình trạng xơ vữa động mạch và lão hóa não sớm.
 
2. Không ăn bữa sáng
 
Nếu chúng ta bỏ qua bữa sáng, điều này có thể làm giảm mức độ bình thường của lượng đường trong máu bên trong cơ thể con người, và việc cung cấp chất dinh dưỡng cho não bộ có thể được ngừng lại. 

Ngoài ra, chất lượng của bữa ăn sáng có một mối quan hệ chặt chẽ với sự phát triển của não. Ví dụ, nếu trẻ em ăn sáng có chứa hàm lượng protein cao, tư duy minh mẫn, sáng suốt trong mọi thời gian. Tuy nhiên, nếu trẻ em chỉ ăn bữa sáng với rau, năng lượng sẽ kém và tư duy có thể bị giảm nhanh chóng.
 
3. Hút thuốc lá
 
Hút thuốc có thể gây thoái hóa não.
 
Hút thuốc lâu dài có thể thu nhỏ các mô não gây mất trí nhớ do tuổi già. Nó cũng có thể gây ra xơ cứng động mạch não ảnh hưởng đến việc cung cấp máu cho não. Các tế bào thần kinh thậm chí có thể gây thoái hóa não bộ.

Các nhà khoa học đã thực hiện cuộc nghiên cứu trên 465 người bằng cách cho họ làm bài kiểm tra năng lực thần kinh đầu tiên khi 11 tuổi. Và 53 năm sau họ tiếp tục làm thêm một bài kiểm tra nữa. Kết quả: những người hút thuốc làm bài kiểm tra kém hơn những người không hút thuốc. Nguyên nhân theo các chuyên gia có thể là do lượng hóa chất có trong thuốc lá gây hại đến tim và phổi, từ đó tác hại đến não bộ của người hút thuốc lá.
 
4. Không đảm bảo giấc ngủ
 
Ngủ không đủ sẽ đẩy nhanh sự lão hóa của các tế bào não.

Ngủ là cách tốt nhất để chúng ta giảm mệt mỏi của não. Giấc ngủ không đầy đủ có thể đẩy nhanh sự lão hóa của các tế bào não.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, giấc ngủ không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất mà còn có những tác động to lớn đối với sức khỏe tinh thần của con người. Theo đó, ngủ quá ít hay ngủ quá nhiều cũng không tốt. Theo kết luận của các nhà khoa học, thời lượng của giấc ngủ đóng một vai trò rất quan trọng. Một người ngủ quá ít hoặc ngủ quá nhiều sẽ khiến cho não bộ không những bị “lão hóa” một cách nhanh chóng mà còn hoạt động kém hơn mức bình thường.
 
Các chuyên gia khuyến cáo mỗi người chúng ta nên ngủ từ 6-8 tiếng đồng hồ mỗi đêm. Các nhà nghiên cứu cũng đã cảnh báo rằng, một khi chức năng hoạt động của bộ não suy giảm, sức khỏe thể chất cũng giảm sút và con người đứng trước nguy cơ chết sớm. Ngủ 7 tiếng mỗi đêm giúp não bộ hoạt động tốt. 
 
5. Ăn nhiều đồ ngọt
 
Sự phát triển của bộ não con người cần được hỗ trợ đầy đủ protein và vitamin. Nếu chúng ta hay ăn các thực phẩm ngọt, sự thèm ăn có thể bị ảnh hưởng để làm giảm hấp thu protein và vitamin. Như vậy, có thể gây ra suy dinh dưỡng ra và sự phát triển của não có thể bị ảnh hưởng.
 
6. Im lặng
 
Ngôn ngữ được quản lý bởi một phần nhất định trong não. Vì vậy, nói chuyện có thể đẩy nhanh sự phát triển của não và tăng cường các chức năng của não. Nếu mọi người luôn luôn giữ im lặng, não không thể được kích thích.
 
7. Ô nhiễm không khí

Ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến sức khỏe của não bộ.
 
Bộ não con người luôn luôn cần một lượng lớn oxy. Sự hấp thu oxy đầy đủ có thể cải thiện hiệu quả làm việc của bộ não. Do đó, để đảm bảo sự phát triển ổn định của não chúng ta cần giữ cho môi trường làm việc sạch sẽ. Sự hấp thu một lượng lớn các chất bẩn như formaldehyde có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của não.
Design by Hao Tran -