Hiển thị các bài đăng có nhãn sức khỏe. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn sức khỏe. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 9 tháng 10, 2013

Bạn khỏe mạnh hay ốm yếu đều phụ thuộc vào những thói quen tưởng chừng rất đỗi quen thuộc hàng ngày của bạn.

Dưới đây là 7 thói quen được cho rằng rất tốt cho sức khỏe và luôn phù hợp với mọi thời đại.

1. Thói quen: Đi khám nha sĩ thường xuyên
Lợi ích: Tránh được các bệnh răng miệng
Vi khuẩn từ bệnh nướu răng có thể nhập vào máu của bạn và kích hoạt phản ứng miễn dịch, làm cho động mạch sưng lên, teo đi và tích tụ các mảng bám (cao răng)... Tất cả các yếu tố này đều làm tăng nguy cơ bị bệnh tim.
Một nghiên cứu từ Đại học California, Berkeley, phát hiện ra rằng những người phụ nữ đi khám nha khoa 2 lần/năm sẽ giảm được nguy cơ bị các cơn đột quỵ tim và giảm được ít nhất 1/3 các vấn đề về tim mạch. Điều nguy hiểm là, bệnh nướu răng có thể gây hại cho tim mạch như huyết áp cao và cholesterol cao nhưng nó lại có ít dấu hiệu cảnh báo, hầu hết phụ nữ không biết mình bị bệnh về nướu răng cho tới khi đi khám nha sĩ.
Vì vậy, đừng bỏ qua thói quen khám nha khoa nhé.


2. Thói quen: Bổ sung omega 3
Lợi ích: Cải thiện thị lực
Axit béo omega-3 được tìm thấy trong cá, các loại hạt, và các loại dầu... là loại axit rất tốt cho cơ thể. Nó có tác dụng làm giảm triglycerides và cải thiện chức năng tim, tăng cường trí nhớ. Ngoài ra, một nghiên cứu trong tạp chí Archives of Ophthalmology còn cho thấy omega 3 có tác dụng cải thiện thị lực.
Cho dù thị lực của bạn có rất tốt - 20/20 đi chăng nữa thì cơ mắt của bạn vẫn có thể trở nên kém linh hoạt khi có tuổi. Bạn cũng có nguy cơ phát triển thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi tác. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây mất thị lực ở người cao tuổi. Vì vậy, hãy bổ sung đủ lượng omega 3 cho cơ thể ngay từ bây giờ để ngăn ngừa nguy cơ này. Ăn cá, giống đặc biệt béo như cá hồi, cá mòi, và cá thu, 2 lần/tuần tương đương với tiêu thụ ít nhất là 1-1,6 gram omega-3 mỗi ngày bằng cách bổ sung dầu cá sẽ rất có hiệu quả.
3. Thói quen: Không hút thuốc lá
Lợi ích: Tăng cường sức khỏe não bộ
Thuốc lá gây tổn hại tim và phổi của bạn. Nhưng bạn có biết họ cũng có hại cho bộ não? Thực tế, hít vào một lượng khí carbon monoxide cao từ khói thuốc lá có thể làm giảm lượng máu giàu oxy lên não bộ. Những người hút khoảng 60 điếu thuốc/tuần sẽ bị suy giảm trí nhớ 19% so với những người đã bỏ thuốc lá hoặc không hút thuốc.
4. Thói quen: Tập yoga
Lợi ích: Giảm nguy cơ gãy xương
Ngoài việc giảm mức độ căng thẳng, tập yoga còn có tác dụng cải thiện sự cân bằng của cơ thể. Ai cũng biết, người già thường có nguy cơ bị ngã và bị chấn thương cao hơn so với những người trẻ. Đó là do khả năng cân bằng của họ giảm.
Tuy nhiên, theo chuyên gia hướng dẫn yoga Jasmine Chehrazi, một giảng viên thể dục tại Đại học George Washington (Mỹ) thì yoga có thể giúp bạn an toàn hơn bởi nó giúp bạn biết cách phân bố đều trọng lượng của cơ thể và giữ được trạng thái cân bằng cơ thể tốt hơn. Phụ nữ độ tuổi từ 23-35 nếu tập yoga 3 lần/ tuần sẽ cải thiện rất nhiều cho sự cân bằng của họ cũng như sức mạnh của chân và kiểm soát cơ bắp.
5. Thói quen: Ăn sữa chua ít béo
Lợi ích: Ít bị cảm lạnh
Sữa chua ít béo là một chế phẩm sinh học nhẹ nhàng có chứa ít chất béo, ít calo nhưng lại nhiều canxi tốt cho xương. Ngoài ra, chế phẩm sinh học này cũng có thể chiến đấu chống lại sổ mũi. Những vi khuẩn sống trong sữa chua có thể làm giảm nguy cơ bị cảm lạnh tới 12%.
Nhưng không phải tất cả sữa chua đều có tác dụng như nhau. Các loại sữa chua ít béo sẽ có hàm lượng canxi cao hơn và được cho là có tác dụng chống cảm lạnh tốt hơn các loại sữa chua khác.
6. Thói quen: Đời sống tình dục lành mạnh
Lợi ích: Giảm đau đầu
Trong một nghiên cứu tại Bệnh viện Nhức đầu tại Đại học Southern Illinois (Mỹ), một nửa phụ nữ bị chứng đau nửa đầu đã không còn thấy cơn đau đầu nữa sau khi quan hệ tình dục. Tác giả chính của nghiên cứu, James R. Couch, MD, PhD. Endorphins đã nhận định: "Đó là bởi vì, quá trình hoạt động của não liên quan đến việc đạt cực khoái đã "đánh bại" cơn đau đầu. Tức là thời gian cực khoái cũng có thể tăng tốc độ giảm đau".
7. Thói quen: Massage
Lợi ích: Tăng cường hệ miễn dịch
Ngoài tác dụng giúp thư giãn, giảm các cơn đau ở bắp thịt, massage có thể tăng cường khả năng miễn dịch cơ thể do quá trình massage làm tăng các tế bào lympho - các tế bào giúp bảo vệ chống lại các chất độc hại và các bệnh, giúp gia tăng số lượng tế bào bạch cầu, và tăng cường chức năng diệt khuẩn của tế bào bạch cầu.
Không những vậy, massage còn có thể tác động đến hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, tiêu hóa bằng cách làm giãn mạch máu, thúc đẩy máu tuần hoàn (đặc biệt là cải thiện vi tuần hoàn), tăng cường cung cấp oxy cho cơ tim và chức năng của tim, kích thích lên các huyệt vị, kinh lạc, thần kinh…tăng sức căng, sức đàn hồi và sức co của cơ trơn ở dà dày, ruột; từ đó làm tăng tốc độ nhu động của dạ dày, ruột...
Vì vậy, đừng ngại ngần mà bỏ qua thói quen có lợi này nhé.

Thứ Năm, 3 tháng 10, 2013

Các vấn đề về da, cân nặng lẫn cảm xúc gối chăn thất thường đều do hormone chi phối. Vậy làm sao để kiểm soát được sự cân bằng hormone để bạn luôn vui khỏe?


1. Khám sức khỏe định kỳ


Bất cứ khi nào bạn nghi ngờ một sự khác biệt trên cơ thể có liên quan tới nội tiết tố, đừng ngần ngại đến gặp gỡ các bác sĩ chuyên khoa để được khám và tư vấn chính xác. Việc cơ thể sản xuất quá nhiều hoặc sản xuất không đủ các hormone sinh dục (estrogen và testosterone) đều dẫn tới hậu quả là các thay đổi trong hoạt động tổng quát của cơ thể, ví dụ điển hình như thay đổi tâm trạng, lo lắng và thậm chí trầm cảm.
 

Do đó, việc trao đổi cởi mở tình trạng sức khỏe với bác sĩ chuyên khoa là điều hết sức cần thiết. Có như vậy bạn mới xác định rõ ràng những tác hại và nguyên nhân gây ra sự rối loạn hormone của bạn. 

2. Tạo điều kiện để có giấc ngủ ngon

Một giấc ngủ yên bình là một trong những cách tốt nhất để cân bằng việc sản xuất hormone trong cơ thể của bạn. Ngủ đủ 7-8 giờ mỗi ngày là điều mà các chuyên gia sức khỏe khuyến khích.

Trong khi bạn ngủ, cơ thể sẽ tiến hành quá trình phục hồi, cân bằng và thư giãn cho mọi cơ quan. Nếu khó ngủ, bạn có thể áp dụng các cách như ngâm chân vào nước ấm, mát-xa với tinh dầu hoa oải hương, ngủ đúng giờ để giữ thói quen cho nhịp sinh học.

3.  Cải thiện chế độ ăn uống hàng ngày

Chế độ ăn uống, những thứ bạn nạp vào cơ thể có ảnh hưởng sâu sắc tới kích thích tố. Dưới đây là một số lời khuyên ăn uống sẽ giúp bạn “thuần hóa” các hormone “khó bảo” nhất:

-Hạn chế các chất ngọt nhân tạo như aspartame hoặc tốt nhất là hoàn toàn không dùng  aspartame. Chất làm ngọt sẽ liên kết với axit, gây rối loạn chức năng tuyến giáp, giảm trí nhớ và thậm chí gây ra bệnh ung thư.

-Cố gắng bổ sung thêm vitamin B12, vitamin D và axit folic vào chế độ ăn uống hàng ngày của bạn. Bạn có thể uống bổ sung hoặc dùng các nguồn tự nhiên để có được chúng.

-Nói không với rượu và caffeine vì chúng có xu hướng kích thích sản xuất các hormone nhiều hơn mức cần thiết.

-Cẩn thận với thuốc kháng sinh. Hãy suy nghĩ trước khi uống một viên thuốc vì nó có xu hướng bắt các kích thích tố đình trệ hoạt động hay tệ hơn nữa làm rối loạn chức năng.

Chế độ ăn uống, những thứ bạn nạp vào cơ thể có ảnh hưởng sâu sắc tới kích thích tố.

4. Tìm cách thư giãn, giảm stress phù hợp với bản thân

Tập thể dục từ bên trong cơ thể của bạn bằng các môn thiền hay các biện pháp giải tỏa căng thẳng khác. Việc hít thở sâu, suy nghĩ lạc quan, bớt căng thẳng đã được chứng minh giúp làm giảm đáng kể các rối loạn hormone. 

Không có gì có thể thay thế lợi ích của một lịch trình tập thể dục thường xuyên trong việc giữ gìn sức khỏe, cân bằng nội tiết và giảm stress. Đây là một trong những liệu pháp điều trị hiệu quả nhất cho các chứng rối loạn chức năng nội tiết tố.

Thứ Bảy, 28 tháng 9, 2013

1. Giảm cân


Đi bộ là một hoạt động thể chất hiệu quả trong việc giảm cân. Nếu bạn đang có ý định giảm cân hoặc kiểm soát cân nặng thì đây được coi là bài tập phù hợp nhất. Tất cả những điều kiện cần để thực hiện chiến lược giảm cân này chỉ đơn giản là chuẩn bị một đôi giày. Đi bộ giúp bạn đốt cháy calo và khiến mọi khối cơ trong cơ thể đều phải vận động.

 

2. Giảm căng thẳng

Đi bộ giúp giảm căng thẳng. Trong khi bách bộ, những lo toan về cuộc sống thường nhật của bạn sẽ vơi đi vì khi đi bộ não bộ giải phóng hormon hạnh phúc - endorphin. Ngoài ra, đi bộ giúp bạn có được sự trấn tĩnh (khoảng lặng) trong tâm hồn và giảm căng thẳng. Tốt nhất là nên đi bộ vào buổi sáng. Khi đó, ngoài luyện tập các khối cơ, bạn còn được hít thở không khí trong lành và tâm trí sẽ thoáng đãng hơn.


3. Cải thiện sức khỏe nói chung

Đi bộ là một bài tập giúp giảm cholesterol trong cơ thể và cải thiện sức khỏe của gan.  Hơn nữa, đi bộ giúp rèn luyện toàn bộ cơ thể, qua đó giúp cải thiện sức khỏe chung.

4. Tăng hiệu quả lao động sản xuất

Đi bộ giúp rèn luyện tất cả các khối cơ phía trên và dưới cơ thể. Do đó, các khối cơ được thả lỏng và giảm tình trạng căng cơ. Cơ thể bạn sẽ được làm cho dễ chịu và có thể tăng khả năng chịu đựng. Vì thế năng suất và hiệu quả của lao động sản xuất cũng được tăng theo.

5. Tiết kiệm tiền bạc và thời gian

Bạn không cần phải tốn thời gian và tiền bạc tới những trung tâm thể dục thẩm mỹ để có được cơ thể khỏe mạnh, dáng chuẩn. Nếu bạn là người bận rộn thì chỉ cần chuẩn bị một đôi giày và tranh thủ đi bộ vào mỗi buổi sáng trước khi tới cơ quan làm việc. Không cần thiết là phải đi một quãng đường quá dài vào mỗi buổi tập mà chỉ đơn giản là phải luyện tập đều đặn hàng ngày.

Thứ Sáu, 27 tháng 9, 2013

Suốt 11 tháng trong năm bạn luôn thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục đều đặn, duy trì cân bằng giữa công việc và cuộc sống... Nhưng đến lễ Tết, vì quá ham chơi nên bạn phá vỡ tất cả những thói quen tốt đẹp đó.


Ngủ nhiều có thể là dấu hiệu trầm cảm.
 
 
Dưới đây là những sai lầm nên tránh trong những dịp lễ, tết và biện pháp khắc phục.
 
Chải răng sau khi uống rượu
Nhiều người sau khi uống vang đỏ liền chạy thẳng vào phòng tắm đánh răng. Tuy nhiên, theo nha sĩ Gigi Meinecke - phát ngôn viên Viện Hàn lâm Nha khoa Tổng quát, rượu (trắng và đỏ) có thể hòa tan men răng, nếu chải răng ngay tức thì có thể góp phần làm mòn răng. Thay vào đó, chỉ nên trung hòa axit bằng cách súc miệng với nước lọc. Khi uống rượu chỉ nên nhấm nháp và nuốt, tránh ngậm và súc rượu qua kẽ răng.
 
Nhịn đói trước tiệc tùng
Nhiều người thường bỏ bữa nhẹ buổi chiều nếu tối đi dự tiệc, nhưng theo chuyên gia dinh dưỡng J.J. Virgin, tác giả cuốn Six Weeks to Sleeveless and Sexy thì đây là ý tưởng sai lầm.Bạn sẽ rất đói nếu nhịn ăn bữa nhẹ trước tiệc dẫn đến việc tiêu thụ nhiều món khai vị và rượu vang chứa nhiều calo. Giải pháp tốt nhất là bạn nên nhấm nháp ít hạt dẻ, đậu phộng, đồ ăn nhẹ... trước khi đi tiệc.
 
Đêm chơi quá nhiều, sáng ngủ nướng
Tiệc tùng, mua sắm, thăm thú, du lịch... chật kín thời gian biểu kỳ nghỉ của bạn, khiến bạn không có thời gian ngủ nghỉ. Thức khuya, dậy trễ có thể khiến bạn thực hiện hết sạch kế hoạch "ăn chơi" đã đặt ra, nhưng đổi lại bạn bị thiếu ngủ.
Ngủ không đủ giấc làm giảm khả năng miễn dịch, ảnh hưởng tâm trạng và năng lượng cơ thể. Ngoài ra, tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng ban đêm có thể làm tăng nguy cơ trầm cảm.
 
Lạm dụng xà phòng diệt khuẩn
Dùng xà phòng diệt khuẩn trong những ngày lạnh để chống cảm cúm là ý tưởng tốt, đặc biệt khi bạn thường xuyên ra ngoài bắt tay, tiếp xúc bạn bè, đồng nghiệp trong dịp lễ, Tết. Tuy nhiên, lạm dụng xà phòng diệt khuẩn mang lại tác dụng ngược cho sức khỏe. Các nhà nghiên cứu thấy rằng thành phần triclosan có trong nhiều sản phẩm diệt khuẩn tiếp tay cho vi khuẩn kháng thuốc.
 
Ngủ li bì
Ngủ là sở thích của nhiều người trong các kỳ nghỉ, nếu bạn sắp xếp được một ngày nghỉ để ngủ không giới hạn thì quả thực tuyệt vời.  Tuy nhiên, ngủ ngày liên tục có thể khiến khó ngủ về đêm, gây ra chứng mất ngủ kinh niên. Đồng thời, nằm trên giường quá nhiều suốt mùa đông có thể là dấu hiệu của trầm cảm.

Có những thói quen ta thực hiện hàng ngày nhưng không hề hay biết nó lại là mầm mống hủy hoại dung nhan và sức khỏe. Không những thế, nhiều thói quen tai hại còn là nguyên nhân lây lan bệnh truyền nhiễm cho cộng đồng.


Chỉ đánh răng khi thức dậy
 

Không ít người chỉ đánh răng khi thức dậy, sau đó ăn sáng rồi đi học, đi làm. Như vậy, trong suốt thời gian từ sáng đến tối (đánh răng trước khi đi ngủ), vi khuẩn có dư thời gian đeo bám, làm tổ, sinh “con đàn cháu đống”. Vi khuẩn có hai loại, một loại chuyên nhiệm vụ lên men những thức ăn sót lại, chính vị chua này (acid) làm mất khoáng men răng, khiến chúng “mềm nhũn”, tạo thành lỗ sâu răng. Loại thứ hai làm viêm nướu, sưng nướu, chảy máu, viêm nha chu... sẽ phá hủy mô nha chu. Hậu quả: “đốn ngã” răng hàng loạt. Vì thế, đừng ngạc nhiên khi đến một tuổi nào đó “bỗng dưng” răng rủ nhau “đi du lịch”. Nên biết rằng, điều này là “công sức lao động” hàng chục năm không ngơi nghỉ của vi khuẩn. Sau khi ăn, thói quen “chọc ngoáy” răng bằng tăm còn làm hại men răng, gây tổn thương lợi, buộc răng tách rời nhau… Càng xỉa, răng càng thưa, dễ giắt thức ăn và chủ nhân lại xỉa tiếp, tạo nên vòng luẩn quẩn... Nặng nề hơn nữa là tình trạng nhiễm trùng túi lợi nếu tăm xỉa răng không vô trùng. Để bảo vệ răng không bị sâu, nha chu… TS Ngô Đồng Khanh - Chủ tịch Hội Răng hàm mặt khuyên: “Nên chải răng sau khi ăn và trước khi đi ngủ, dùng chỉ nha khoa thay tăm xỉa răng và kiểm tra răng định kỳ hàng năm”.

Ngoáy tai

Đây là thói quen không hay mà nhiều người mắc phải. Bằng chứng là ở bất kỳ đâu, ta cũng mua được dụng cụ ngoáy tai. Chưa kể, các vật dụng này được làm từ nhiều chất liệu: kim loại, tre, nhựa, lông tổng hợp, gòn… Người ta ngoáy sau khi tắm, gội và làm vệ sinh tai khi thấy ngứa ngáy. Tuy nhiên, Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM đã nhận điều trị nhiều trường hợp: viêm tai trong, viêm tai ngoài, viêm tai xương chũm, viêm màng não, áp xe não, liệt mặt… do tự ngoáy tai hoặc đi tiệm hớt tóc ngoáy tai. Thực tế, hành động ngoáy tai là thừa và nguy hiểm. Tai đã có cơ chế tự làm sạch, việc ngoáy tai sẽ đẩy chất thải vào trong, đồng thời làm tổn thương da ống tai, làm rụng lông trong ống tai. BS Nguyễn Thành Lợi - BV Tai Mũi Họng TP.HCM giải thích: “Tai tiết ra chất nhầy nhằm ngăn cản bụi bặm, vi trùng từ ngoài xâm nhập vào tai. Song song là hệ thống lông trong ống tai làm nhiệm vụ ngăn chặn bụi bặm và là “chổi” quét chất thải từ trong ra ngoài cửa tai. Vì thế, việc vệ sinh tai chỉ cần dùng khăn lau cửa tai, khi bị ngứa thì dùng tay vò vò nắp tai để qua cơn ngứa”.

Dụi mắt

Dụi mắt là thói quen của trẻ em khi mới ngủ dậy và của bất kỳ ai khi có vật gì rơi vào mắt. Thói quen này chẳng khác gì “tay trong” của vi khuẩn. Bàn tay “bắc cầu” đưa vi khuẩn lên mắt và “làm ổ” tại đây. Chưa kể, hành động dụi qua dụi lại khi vật lạ bay vào mắt còn làm rách mắt, gây viêm nhiễm. BS Trần Thị Phương Thu - Bộ môn Mắt, Đại học Y Dược TP.HCM khuyên: “Khi có vật lạ rơi vào mắt, không được dụi mắt mà rửa mắt bằng nước muối sinh lý, nước mắt nhân tạo. Nếu thấy xốn, đau mắt thì nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa”.

Gần đây, có những dịch vụ làm đẹp gây hại cho mắt không ít như: đeo kính áp tròng đổi màu mắt, nối mi… Những bệnh nhân đi khám mắt do đeo kính áp tròng thường bị các bệnh: trầy xước giác mạc, viêm loét, giảm thị lực… Còn người nối mi thì bị cọ xát mi, khó mở mắt… Vì vậy, cần suy nghĩ trước khi sử dụng những kỹ thuật làm đẹp có tác động không tốt tới mắt.

Dùng tay làm vệ sinh

Dùng tay trần để rửa chén bát, vệ sinh nhà… là nguyên nhân dẫn tới các bệnh ở tay như: viêm da tiếp xúc, ly móng (hở móng do tiếp xúc hóa chất). Bệnh viêm da tiếp xúc có hai loại: do kích thích và do dị ứng. Ai cũng có thể bị viêm da kích thích khi tay tiếp xúc hóa chất nồng độ cao. Khi đó, da sẽ bị đỏ, khô, nứt, đóng vẩy, ngứa ngáy, có cảm giác hơi châm chích. Nếu tránh được hóa chất thì da sẽ hồi phục từ từ, nếu tiếp tục “gần gũi” hóa chất, da sẽ nứt, viêm đỏ gây khó chịu. Viêm da dị ứng thường do cơ địa, chỉ cần tiếp xúc hóa chất nồng độ thấp cũng dị ứng. Biểu hiện của bệnh gồm: da viêm đỏ, nổi mụt nước, ngứa nhiều… BS Huỳnh Huy Hoàng - BV Da Liễu TP.HCM khuyên: “Nên đeo bao tay khi tiếp xúc hóa chất, chất tẩy rửa… để bảo vệ vẻ đẹp của bàn tay”.

Khạc nhổ bừa bãi

Những người có thói quen khạc nhổ thường đã bị bệnh lao, nhiễm trùng cấp tính… Thói quen này “chắp cánh” cho vi trùng đi khắp nơi. Riêng vi trùng lao do được “thừa kế” lớp vỏ cứng, nằm trong chất thải khạc nhổ, nhờ nắng khô đi, quyện trong gió bụi, nên dễ dàng tìm nơi ở mới. Theo BS Nguyễn Đắc Thọ - Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM, nên tập thói quen khạc nhổ vào khăn giấy, sau đó bỏ vào thùng rác, không thải ra môi trường.

Ăn khuya

Sài Gòn là nơi có thể tìm được quán ăn đêm mọi lúc mọi nơi. Tuy nhiên, nếu lâu lâu một lần đi chơi khuya thì ăn đêm làm tăng hương vị cuộc sống. Thế nhưng, nếu trở thành thói quen, không ăn là… nhớ thì cơ thể sẽ lên cân nhanh chóng, nhất là khi “ăn no lại nằm”. Ăn đêm, năng lượng dư thừa chuyển thành mỡ tích lũy vùng bụng, không những làm xấu vóc dáng mà còn tiềm ẩn nhiều bệnh mãn tính nguy hiểm. BS Đào Thị Yến Phi - Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch TP.HCM khuyên: “Người có thói quen này cần thay thế bữa ăn đêm nhiều năng lượng bằng các món ăn nhẹ như: sữa không béo, vài cái bánh lạt, trái cây ít ngọt và giảm dần số lượng…”.

Xả rác

Không ít người giữ sạch sẽ trong nhà nhưng sẵn sàng xả rác nơi công cộng, ném thẳng tay những túi rác xuống lòng kênh, để rác sang nhà bên cạnh, “tấp” rác vào ống cống. Rác thải là nguồn thức ăn cho gián, chuột, côn trùng…, những vật trung gian gây bệnh cho người. Môi trường sống ô nhiễm thì bất cứ ai cũng bị ảnh hưởng. Vì thế, nên thay đổi hành vi, nếu mỗi một người trong xã hội có ý thức và nhắc nhở nhau thì môi trường sẽ sạch, thông thoáng, mầm bệnh không có cơ hội phát tán.

Thứ Năm, 26 tháng 9, 2013

Chỉ vài thay đổi nhỏ có thể đem lại thành công lớn, góp phần cải thiện đáng kể sức khỏe, vẻ đẹp của bạn.


Tập thể dục hàng ngày thực sự cần thiết cho sức khỏe nhưng đôi khi bạn thấy không đủ thời gian và quyết tâm để làm việc đó. Hãy bắt đầu bằng việc xây dựng những thói quen nhỏ hàng ngày từng chút một cho đến khi bạn thấy thoải mái với sự thay đổi này.

 

- Khi đi làm hoặc đi mua sắm, hãy chọn để xe ở nơi xa nhất, buộc bạn phải đi bộ nhiều nhất có thể.

- Hãy đi thang bộ nếu bạn chỉ cần lên tầng 1 hoặc 2.

- Đi dạo một chút vào giờ nghỉ trưa.

- Chơi đùa ngoài trời cùng con cái hoặc thú cưng ít nhất 10-15 phút mỗi tuần/lần. Hãy chọn những trò chơi khiến bạn phải vận động nhiều như ném đĩa, chơi bóng...

- Học thuộc vài động tác làm giãn gân cốt và thường xuyên áp dụng chúng khi phải chờ đợi.

- Đi bộ một hay hai phút quanh bàn khi bạn cảm thấy mệt vì công việc.

Một số thói quen khác cũng giúp sức khỏe của bạn tốt hơn:

- Uống thêm một ly nước lọc mỗi ngày thay vì coca.

- Nếu bạn hút thuốc, hãy thử cố gắng bớt đi một điếu mỗi ngày.

- Chuẩn bị trái cây cho những lúc thèm ăn vặt. Nếu bạn cảm thấy đói không phải vào bữa ăn, hãy ăn nhẹ chút gì đó. Hãy chọn những thức ăn nhẹ và tránh các thức ăn dầu mỡ, nhiều chất béo.

- Đi ngủ sớm 10 phút so với thường lệ.

- Nên ngồi gần cửa sổ có khí trời hoặc đi dạo 5 phút ngoài trời mỗi sáng.

- Dành 10 phút ngồi thiền trước khi bắt đầu ngày mới.

- Tìm một người bạn cùng thực hiện những thay đổi để nhắc nhở nhau. Làm một danh sách những điều bạn có thể làm hàng ngày để có động cơ thực hiện. Cố gắng hoàn thành danh sách đó mỗi ngày nhiều nhất có thể. Cuối cùng, hãy tin rằng, những thay đổi nhỏ cũng có thể dẫn đến một thành công lớn.

Thứ Bảy, 21 tháng 9, 2013


Nếu muốn khỏe mạnh trong mùa đông, bạn cần tăng cường hệ miễn dịch và đề kháng bằng cách tránh tuyệt đối các thói quen sau đây.


Ăn nhiều đường có hại cho sức khỏe trong mùa đông
Nghẹt mũi, ho dai dẳng, viêm họng và nhức đầu do xoang là những bệnh quen thuộc mà nhiều người thường gặp trong mùa đông.
 

Theo nhiều nghiên cứu thì trung bình mỗi người có thể bị cảm do virus từ 2-4 lần/năm và mỗi lần có thể kéo dài 1-2 tuần. Hầu hết mọi người có nguy cơ bị cúm vào mùa đông cao hơn các mùa khác trong năm vì vào mùa này, hệ miễn dịch và sức đề kháng thường kém hơn. Tuy nhiên, nếu biết thay đổi một số thói quen để giữ cho hệ thống miễn dịch của chúng ta khỏe mạnh thì chắc chắn bạn sẽ khỏe hơn rất nhiều và không còn lo về chuyện bị cúm nữa.

Một số điều bạn cần lưu ý là tránh tuyệt đối các thói quen sau để khỏe mạnh hơn.

1. Ăn nhiều đường

Tránh ăn đường, đặc biệt là đường nhân tạo như aspartame. Đường và tất cả các sản phẩm chứa đường như kẹo, đồ ăn nhẹ… đều có thể là mối đe dọa rất lớn cho cơ thể bởi vì nó làm suy yếu hệ thống miễn dịch. Khi hệ thống miễn dịch bị yếu, cơ thể của bạn phải làm việc chăm chỉ hơn và điều này tạo ra trạng thái mất cân bằng, khiến cơ thể bạn dễ bị bệnh.

Nguồn bổ sung đường lý tưởng nhất cho cơ thể trong mùa đông là từ trái cây tươi như bưởi và dâu tây. Các loại trái cây này chứa các vitamin cần thiết và có tác dụng chống lại bệnh tật.

2. Bỏ qua việc tập thể dục

Có thể thời tiết lạnh cũng như công việc bận rộn khiến bạn có tâm lý ngại tập thể dục. Nhưng bạn cần biết rằng tập thể dục rất quan trọng trong việc duy trì một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Trước khi bạn về nhà sau ngày làm việc, bạn có thể đến lớp học yoga hoặc tranh thủ dạo bộ khoảng một tiếng đồng hồ để lấy lại sự cân bằng cho cơ thể, tăng cường lưu thông máu, hít thở không khí… Tất cả những điều này đều có thể giúp hệ miễn dịch của bạn khỏe mạnh.

3. Căng thẳng

Thời điểm cuối năm bao giờ cũng bận rộn với nhiều ngày lễ và công việc phải hoàn thành. Những điều đó càng gây áp lực cho bạn. Nhưng bạn cũng biết rằng áp lực, căng thẳng không hề tốt cho sức khỏe, nó có liên quan đến 99% của tất cả các bệnh.

Vì vậy, hãy lắng nghe cơ thể của bạn để biết mình có bị kiệt sức hơn bình thường hay không? Nếu có thì hãy học cách giảm căng thẳng bằng cách sắp xếp lại công việc cho khoa học và chú ý ăn uống điều độ, đảm bảo dinh dưỡng.

4. Uống chất lỏng có cồn và caffein

Uống một ly rượu vang mỗi ngày trong một thời gian ngắn sẽ không làm tổn thương cơ thể, nhưng sử dụng rượu có chất cồn nặng sẽ làm ức chế hệ miễn dịch. Rượu khử nước cơ thể làm cho hệ thống miễn dịch của bạn bị suy yếu và bạn dễ bị bệnh tật hơn.

Vào mùa đông, bạn uống ít nước nên cơ thể dễ bị thiếu nước, nếu uống nhiều rượu, sự khử nước xảy ra sẽ càng làm cho cơ thể mất nước trầm trọng. Caffeine cũng là một thủ phạm gây tác hại tương tự như chất cồn. Vì vậy, hãy uống nước thay vì uống rượu hoặc cà phê để đảm bảo sức khỏe của mình.

5. Hút thuốc

Người hút thuốc có nguy cơ bị cảm lạnh cao hơn và thường xuyên hơn so với người không hút thuốc. Thậm chí chỉ cần hít phải khói thuốc lá do người khác hút cũng đủ để làm suy yếu hệ thống miễn dịch. Cũng giống như rượu và cà phê, hút thuốc làm cho cơ thể “khô” dần đi vì sự mất nước. Đó là lý do vì sao về mùa đông, việc cần bỏ thói quen hút thuốc quan trọng không kém các mùa khác trong năm.

6. Ăn thực phẩm chế biến sẵn

Tốt nhất, bạn nên tránh các thực phẩm đóng gói vì chúng có chứa các loại đường và tinh bột trắng, có thể khiến cho cơ thể của bạn làm việc chăm chỉ hơn mức cần thiết, gây ra sự ức chế hệ thống miễn dịch, tăng nguy cơ bệnh tật. Thay vì ăn thực phẩm chế biến sẵn, hãy mua thực phẩm về nhà và tự chế biến món ăn nhé.

Bạn có thể bổ sung ớt và cải xoăn vào chế độ ăn uống của mình vì các thực phẩm này có chứa vitamin A và C giúp tăng cường hệ miễn dịch. Một số lựa chọn khác khỏe mạnh là cá hồi giàu axit béo omega-3 có tác dụng chống viêm trong cơ thể và sữa chua không đường để tăng lượng vi khuẩn lành mạnh cho một hệ thống miễn dịch mạnh mẽ.

7. Thức khuya

Mùa đông, càng về khuya nhiệt độ càng thấp nên khả năng nhiễm lạnh càng cao nếu bạn không biết tự chăm sóc mình. Vì vậy, đừng thức quá khuya. Điều quan trọng là tạo cho mình giấc ngủ ngon và ngủ ít nhất 8 tiếng/ngày để tăng sức đề kháng, miễn dịch, phòng cúm và cảm lạnh.

8. Giữ ấm bằng nhiệt nhân tạo

Đối với nhiều người, đây có thể là điều khó tránh nhất trong mùa đông. Nhưng nhiệt nhân tạo (tự miếng dán nhiệt, máy sưởi, điều hòa…) có thể gây ra xoang và bạn dễ bị cảm lạnh và cúm. Đối với những sản phẩm làm ấm không khí có thể gây ra tình trạng giảm độ ẩm trong không khí, điều này càng không có lợi cho sức khỏe.


Nỗ lực tập luyện và ăn kiêng để có cơ thể săn chắc, song đôi khi các quý ông lại mù tịt kiến thức dinh dưỡng nên khiến cho việc luyện tập trở nên ít tác dụng.


1. Tin rằng hoa quả và rau củ tươi tốt hơn đồ đông lạnh
 

Nhiều người trong chúng ta tin rằng cách duy nhất để tận dụng hết giá trị dinh dưỡng của hoa quả và rau củ là ăn khi chúng còn tươi. Sự thực là, rau củ đông lạnh cũng giàu dinh dưỡng như vậy, và có thể thuận tiện hơn nhiều. Nếu phải chọn giữa ăn rau củ đông lạnh với việc không ăn gì, hãy chọn phương án sử dụng chúng. Ăn kiểu này vừa nhanh gọn, dễ dàng và cũng rất ngon.

2. Phụ thuộc vào thuốc bổ đa vitamin
 
Không thể chịu được mùi của hầu hết các loại rau? Bạn chuyển hoàn toàn sang uống thuốc bổ, bạn đang đi sai đường rồi. Thuốc bổ đa vitamin chỉ giúp "lấp chỗ trống" về dinh dưỡng, chứ không phải là nguồn cung cấp hoàn toàn. Thay vì bỏ tiền để mua thuốc bổ, bạn nên nạp dinh dưỡng trực tiếp từ thức ăn.
 
3. Sử dụng nước tăng lực mỗi khi chạy bộ
 
Bạn dùng nước tăng lực thể thao quá thường xuyên mỗi khi cảm thấy khát lúc chạy bộ. Trừ phi luyện tập quá nhiều giờ, nếu không, bạn không cần đến các calo hoặc electrolyte trong những lon nước này. Uống nước trước và sau buổi tập là đủ.
 
4. Bỏ quên gia vị
 
Dù là đồ nhúng hay nước xốt cho món đùi gà, khả năng lớn là nó chứa quá nhiều dầu ăn, đường hoặc các chất bổ sung khác, không tốt cho sức khỏe. Thay vì thế, hãy sử dụng các loại thảo mộc và gia vị nguyên chất như ớt, quế, tiêu, tỏi... Chúng có nhiều đặc tính tốt cho sức khỏe và mang lại hương vị ngon mà không làm tăng calo.

5. Ăn các món đơn điệu, lặp đi lặp lại
 
Nếu bạn rất hiếm khi thay đổi thực phẩm trong món ăn, ngoài việc không thấy ngon miệng, có nguy cơ bạn còn bị thiếu chất nữa.
 
6. Tránh tất cả các loại thịt đỏ
 
Nếu bạn đang cố gắng ăn kiêng để có thân hình mảnh mai, khả năng lớn là bạn loại bỏ thịt đỏ khỏi thực đơn. Đừng mạnh tay như vậy. Thịt đỏ cung cấp nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu nuôi dưỡng cơ bắp như sắt, kẽm, vitamin B12. Chỉ cần ăn giảm số lượng là được.
 
7. Khi tính giảm cân, chỉ nghĩ đến số lượng calo
 
Dù số lượng calo bạn ăn vào sẽ quyết định đến việc bạn tăng hay giảm cân, nhưng nên nhớ loại calo cũng quyết định nó có dễ dàng tích lũy trong cơ thể không. Thực phẩm càng lành mạnh, càng ít có nguy cơ béo phì.
 
Nếu bạn chỉ ăn toàn đồ ăn nhanh hoặc đã qua chế biến, bạn hoặc sẽ tăng cân vùn vụt, hoặc sẽ phải vật lộn với chứng đường huyết cao.
 
8. Tin rằng thực vật là vô hại vì chúng là tự nhiên
 
Bạn nghĩ rằng rau củ quả là tự nhiên, nên không có phản ứng phụ gì. Hãy đảm bảo rằng bạn hiểu rõ về chúng trước khi ăn một loại nào đó.
 
9. Không ăn hoa quả vì chúng chứa đường
 
Dù có chứa đường, song đó là đường hoa quả tự nhiên, và không gây hại đến lượng đường máu nhiều như các sản phẩm chế biến. Quan trọng hơn, fructose trong hoa quả sẽ giúp điều phối lại lượng glycogen trong gan, và đây là một trong những yếu tố quyết định đến việc cơ thể bạn có giải phóng năng lượng hay không.
 
10. Tránh ăn trước và sau khi tập thể dục để tăng đốt cháy mỡ
 
Điều này nghe có vẻ logic, nhưng bạn bên nhớ tổng lượng calo mỗi ngày mới là quan trọng. Thay vì bỏ đói cơ thể vào lúc nó cần, bạn hãy cắt bớt calo vào những thời điểm khi bạn không cần nhiều năng lượng lắm. Cách đó sẽ hiệu quả hơn nhiều.


1. Mì ăn liền thay cho bữa sáng


Ăn mì ăn liền vào bữa sáng thường xuyên không có lợi cho sức khoẻ. Bởi thành phần dinh dưỡng trong mì ăn liền không đủ để duy trì trạng thái điều tiết bình thường của cơ thể. Nếu thường xuyên ăn mì ăn liền thay cho bữa sáng đủ 4 nhóm thực phẩm thì sẽ dễ bị chóng mặt, tinh thần mệt mỏi, cơ thể thiếu sức…

 

2. Hoa quả thay rau xanh

Trái cây và rau xanh đều có hàm lượng vitamin phong phú, nên không ít người chúng ta cho rằng mỗi ngày chỉ cần ăn hoa quả có thể ăn ít hoặc không cần ăn rau xanh. Thực ra, rau xanh là thực phẩm cần thiết cho cơ thể chỉ sau lượng thực. Rau xanh giúp cơ thể hấp thụ tốt hơn 3 chất dinh dưỡng chính là protein, chất béo, hydrate cacbon.

Nếu chỉ ăn các thực phẩm từ động vật, tỉ lệ hấp thụ protein của cơ thể chỉ đạt 70%, so với tỉ lệ từ 90% trở lên nếu ăn thêm rau xanh. Không chỉ vậy, trong rau xanh còn có chất xơ thực vật thô đặc biệt có lợi cho hệ tiêu hoá, và phòng chống ung thư ruột.

3. Nước khoáng thay nước lọc

Nhiều người nghĩ rằng nước khoáng có hàm lượng chất khoáng phong phú, nên có thể hoàn toàn thay thế nước đun sôi để nguội. Tuy nhiên, nước khoáng cũng có thể nhiễm độc từ các chất có hại trong đất.

Một nghiên cứu gần đây về nước khoáng đóng chai của các nhà khoa học Hà Lan cho thấy nước khoáng dễ nhiễm độc khuẩn và vi sinh vật có hại. Những vi khuẩn này không thể gây hại cho cơ thể người khoẻ mạnh, nhưng lại là vấn đề lớn với những người có sức đề kháng kém.

4. Thịt động vật thay cá

Nhiều người có thói quen chỉ ăn thịt lợn, ít ăn hoặc không ăn cá. Dù hàm lượng protein và khả năng hấp thụ của 2 loại thịt không khác biệt nhiều, nhưng kết cấu mỡ lại có sự khác biệt lớn. Mỡ cá hàm chứa tương đối nhiều axit béo không no, rất có lợi cho sự phát triển trí não của trẻ và phòng tránh các bệnh tim mạch. Trong khi đó, thịt động vật, đặc biệt là thịt dê, bò chủ yếu chứa axit béo no, nếu ăn nhiều hoàn toàn không có lợi cho sức khoẻ của bạn.

5. Thực phẩm bổ sung thay thực phẩm tự nhiên

Nhiều người chúng ta ngày càng coi trọng các thực phẩm bổ sung, đây là việc tốt. Nhưng nếu quá lạm dụng, việc tốt sẽ thành việc xấu.Không ít người nghĩ rằng các loại thuốc vitamin tốt cho sức khoẻ, dùng nhiều một chút cũng không sao. Tuy nhiên, sự thật hoàn toàn không phải vậy. 

Quá nhiều vitamin C sẽ khiến cơ thể bị sỏi thận. Việc tăng cường chất dinh dưỡng cần thông qua điều tiết chế độ ăn uống. Nếu chế độ ăn không đủ, thật sự cần thiết phải bổ sung các chất dinh dưỡng, bạn nên xin ý kiến bác sỹ.


Sức khỏe răng miệng tốt không chỉ giúp bạn tự tin trước người khác mà còn tốt cho sức khỏe tổng thể của bạn.


Mối liên quan giữa vệ sinh răng miệng và các vấn đề về rụng răng hoặc bệnh răng miệng đã rất rõ ràng. Cụ thể, vi khuẩn có trong miệng có thể dẫn đến vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như bệnh tiểu đường và các vấn đề hô hấp. Tại sao vi khuẩn lại tồn tại trong miệng? Tất cả là bởi thói quen lười đánh răng và không giữ vệ sinh răng miệng của bạn sạch sẽ.

 

Dưới đây là một số bệnh có liên quan mật thiết tới vấn đề vệ sinh răng miệng.

1. Bệnh nha chu

Nếu không giữ cho khoang miệng sạch sẽ, bạn sẽ dễ có nguy cơ bị bệnh nha chu hoặc viêm nướu (nướu đỏ, sưng và chảy máu). Khi không được điều trị, bệnh có thể trở nên nghiêm trọng hơn, và có thể phá hủy cả các mô nướu và xương hỗ trợ răng.

Khoang miệng không sạch sẽ bạn dễ mắc bệnh nha chu hoặc viêm nướu

2. Bệnh viêm màng tim

Viêm màng tim (viêm nội tâm mạc) là tình trạng viêm lớp bên trong của tim. Bệnh này có thể do vi khuẩn hiện diện trong miệng gây ra. Các vi khuẩn xâm nhập vào máu của bạn thông qua các bệnh về nướu.

3. Bệnh tim mạch

Khi vi khuẩn gây viêm nha chu đã phát triển trong miệng nhưng lại không được điều trị kịp thời có thể sẽ gây ra nhiều loại bệnh như bệnh tim, động mạch bị tắc và đột quỵ.

4. Suy giảm trí nhớ

Sức khỏe răng miệng xấu không chỉ ảnh hưởng đến tim mà còn ảnh hưởng đến não. Vệ sinh răng miệng kém đồng nghĩa với việc các động mạch não bị thu hẹp lại và khó khăn trong việc hoàn thành chức năng của chúng. Khi các động mạch của não bị ảnh hưởng bởi các vi khuẩn, nó có thể dẫn đến mất trí nhớ hoặc mất trí nhớ.

5. Bệnh tiểu đường

Mối quan hệ giữa sức khỏe răng miệng và bệnh tiểu đường biểu hiện rõ nhất ở những người kém vệ sinh răng miệng. Các kích thích bên trong miệng làm suy yếu khả năng kiểm soát lượng đường trong máu của cơ thể, từ đó gây khó khăn trong việc chuyển đổi đường thành năng lượng do thiếu insulin. Do đó, nguy cơ bị tiểu đường của họ càng tăng cao.

6. Khó khăn trong việc thụ thai

Một nghiên cứu gần đây được tiến hành bởi Hiệp hội phôi học và sinh sản người châu Âu cho rằng phụ nữ có sức khỏe răng miệng kém hoặc bị bệnh nướu răng có thể mất một thời gian dài để mang thai. Cách tốt nhất để ngăn chặn hậu quả này là chăm sóc răng miệng tốt, ngăn ngừa các bệnh về lợi thông qua việc đánh răng và dùng chỉ nha khoa.

7. Biến chứng thai kì

Phụ nữ bị bệnh nướu răng sẽ có nguy cơ gặp các biến chứng khi mang thai cao gấp 2 lần so với những người bình thường. Các biến chứng có thể gặp là sinh con nhẹ cân, sinh non... Nguyên nhân của tình trạng này là do vi khuẩn trong miệng tạo ra các hóa chất dẫn đến biến chứng thai kỳ.

8. Ung thư

Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ giữa sức khỏe răng miệng kém và một số loại ung thư, bao gồm ung thư não, cổ, thực quản và ung thư phổi... Nguy cơ phát triển các loại bệnh ung thư là do thói quen nghèo đánh răng, sâu răng và bệnh nha chu.

Nguy cơ phát triển các loại bệnh ung thư là do thói quen nghèo đánh răng, sâu răng và bệnh nha chu.

9. Bệnh về phổi

Bệnh nha chu có thể làm cho bệnh viêm phổi và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính nặng hơn, vì nó làm tăng số lượng vi khuẩn trong phổi lên gấp nhiều lần.

10. Béo phì

Nếu đã bị bệnh về nướu, bạn sẽ phải đối mặt với nguy cơ lượng mỡ thừa trong cơ thể tăng tích tụ và tăng cao hơn rất nhiều. Đó là lý do tại sao những người Bị bệnh răng miệng lại thường bị béo phì.

Thứ Sáu, 20 tháng 9, 2013

Nhịn ăn có thể áp dụng trên bệnh cấp tính và mạn tính đều có lợi ích. Trên bệnh cấp tính (cảm cúm, nhiễm siêu vi...), bệnh nhân thường không muốn ăn. Nếu cố ăn thì càng khó chịu, nặng bụng, thậm chí ói ra, mệt mỏi hơn, làm bệnh càng nặng hơn. Tốt nhất là nên nhịn ăn (vẫn uống) một hoặc hai bữa. Cơ thể con người có khả năng tự điều chỉnh, do đó tự cải thiện sức khoẻ, tự chữa bệnh.

 


Khi bị bệnh cấp tính, phản ứng tự nhiên của cơ thể là tập trung năng lượng để trị bệnh, do đó cần ức chế một số cơ quan không cần hoạt động liên tục, trong đó bộ máy tiêu hóa ưu tiên bị tạm ngưng hoạt động, hậu quả là bệnh nhân chán ăn, ngửi thấy thức ăn muốn ói... cần phải tuân thủ phản ứng tự nhiên của cơ thể. Nói cách khác nên nhịn ăn nhưng vẫn có thể uống. Nhịn một vài bữa ăn không lo suy dinh dưỡng vì cơ thể luôn có nguồn dự trữ, nếu bệnh nhân là người béo phì thì đây là dịp rất tốt để giảm cân, càng khoẻ.

Còn người bệnh mạn tính hay người bình thường, nhịn ăn có lợi gì? Cần biết rằng trong quá trình sống, ta luôn tiếp xúc với môi trường càng ngày càng độc hại (môi trường, ăn uống), do đó chắc chắn cơ thề ít nhiều bị nhiễm độc, là nguồn gốc của bệnh tật. 

Nhịn ăn giúp bộ máy tiêu hóa được nghỉ ngơi gần như hoàn toàn, do đó giúp phục hồi toàn bộ niêm mạc của đường tiêu hóa, đã bị ít nhiều tổn thương trong quá trình tiêu hóa trước đây, từ đó giúp cho bộ máy tiêu hóa phòng chống lại rò rỉ các protein chưa được tiêu hóa hoàn toàn, đi xuyên qua niêm mạc ruột bị tổn thương, vào máu gây bệnh (bệnh lý tự miễn...). Nhịn ăn một thời gian giúp cải thiện hoạt động hệ tiêu hóa, giúp cơ thể ngăn chận những tác nhân gây bệnh từ ăn uống, giúp cơ thể tự thanh lọc, khử độc rất hiệu quả.

Khi nhịn ăn, thiếu năng lượng cung cấp từ bên ngoài, cơ thể phải sử dụng những nguồn năng lượng sẵn có, ưu tiên chọn nguồn mỡ, đường, đạm dư thừa, kể cả tế bào, mô viêm, bất thường... theo một cơ chế gọi là tự tiêu, tự phân (tiêu hóa, phân hủy). Cụ thể như chuyển hóa mỡ dự trữ, phóng thích những axit béo tự do vào máu, đưa qua gan để tạo thành năng lượng. Khi lượng mỡ dự trữ được tiêu thụ càng nhiều thì nhiều chất độc hại đã bị ăn uống vào trong quá khứ, tích trữ trong những mô mỡ sẽ được phóng thích đưa vào máu và đào thải ra ngoài cơ thể.

Ngay cả những độc chất không tìm thấy trong thức ăn nhưng đã được cơ thể hấp thu từ môi trường xung quanh (qua đường hô hấp, qua da...) như chất DDT, một vài chất thuốc trừ sâu cũng tích trữ tại mô mỡ và được loại khỏi cơ thể trong quá trình nhịn ăn (điều này đã được chứng minh bằng các xét nghiệm tìm thấy DDT trong phân, nước tiểu, của những người đang thực hành phương pháp nhịn ăn). Ngoài ra, các độc chất có sẵn trong cơ thể từ quá trình tiêu hóa thực phẩm như axit uric - gây bệnh gout, urê, NH3... (ứ đọng quá nhiều do ăn uống dư thừa trong quá khứ) cũng được cơ thể "thanh toán" nhanh chóng, nhờ nhịn ăn.

Nhịn ăn là một quá trình thanh lọc cơ thể, giải độc tự nhiên, do đó có kết quả rất tốt trên hệ thần kinh, trí óc minh mẫn, sáng suốt, giảm lo âu, ngủ ngon. Để nhịn ăn có hiệu quả cao, tránh các tai biến cần phải nắm vững phương pháp.

Lần đầu nên nhịn ăn tập thể, trong một môi trường không khí trong sạch, luôn luôn có kết hợp luyện thở (tăng cường lượng oxy để thay thế phần nào thức ăn), thể dục nhẹ, tránh lao động nặng, stress và nhất là nên có một chuyên viên có kinh nghiệm hướng dẫn nhịn ăn, theo dõi và giúp đỡ, nhịn ăn nhưng không nhịn uống, uống kèm nước trái cây (juice fasting), thời gian nhịn ăn từ một đến ba ngày tùy bệnh lý, sức khoẻ. Nhịn ăn những lần sau có thể nhịn lâu hơn nhưng luôn luôn phải có chuyên viên theo dõi sát để phòng tai biến.

Chúng ta thường nghĩ rằng, bộ não của con người có thể minh mẫn, sáng suốt trước khi tuổi già đến. Tuy nhiên, thực tế bộ não có thể bị phá hủy bởi những thói quen xấu trong cuộc sống hàng ngày.

 

Dưới đây là 7 thói quen xấu có thể phá hủy bộ não của chúng ta:

 

 
1. Ăn bữa tối quá nhiều

Ăn nhiều vào buổi tối có gây tình trạng xơ vỡ động mạch.

Theo nghiên cứu y học, sau khi chúng ta người ăn quá nhiều trong bữa ăn tối, một loại chất đặc biệt trong não có thể được tăng lên, có thể gây ra sự hình thành của xơ vữa động mạch. Nếu chúng ta luôn luôn ăn quá nhiều cho bữa ăn tối, sẽ xảy ra tình trạng xơ vữa động mạch và lão hóa não sớm.
 
2. Không ăn bữa sáng
 
Nếu chúng ta bỏ qua bữa sáng, điều này có thể làm giảm mức độ bình thường của lượng đường trong máu bên trong cơ thể con người, và việc cung cấp chất dinh dưỡng cho não bộ có thể được ngừng lại. 

Ngoài ra, chất lượng của bữa ăn sáng có một mối quan hệ chặt chẽ với sự phát triển của não. Ví dụ, nếu trẻ em ăn sáng có chứa hàm lượng protein cao, tư duy minh mẫn, sáng suốt trong mọi thời gian. Tuy nhiên, nếu trẻ em chỉ ăn bữa sáng với rau, năng lượng sẽ kém và tư duy có thể bị giảm nhanh chóng.
 
3. Hút thuốc lá
 
Hút thuốc có thể gây thoái hóa não.
 
Hút thuốc lâu dài có thể thu nhỏ các mô não gây mất trí nhớ do tuổi già. Nó cũng có thể gây ra xơ cứng động mạch não ảnh hưởng đến việc cung cấp máu cho não. Các tế bào thần kinh thậm chí có thể gây thoái hóa não bộ.

Các nhà khoa học đã thực hiện cuộc nghiên cứu trên 465 người bằng cách cho họ làm bài kiểm tra năng lực thần kinh đầu tiên khi 11 tuổi. Và 53 năm sau họ tiếp tục làm thêm một bài kiểm tra nữa. Kết quả: những người hút thuốc làm bài kiểm tra kém hơn những người không hút thuốc. Nguyên nhân theo các chuyên gia có thể là do lượng hóa chất có trong thuốc lá gây hại đến tim và phổi, từ đó tác hại đến não bộ của người hút thuốc lá.
 
4. Không đảm bảo giấc ngủ
 
Ngủ không đủ sẽ đẩy nhanh sự lão hóa của các tế bào não.

Ngủ là cách tốt nhất để chúng ta giảm mệt mỏi của não. Giấc ngủ không đầy đủ có thể đẩy nhanh sự lão hóa của các tế bào não.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, giấc ngủ không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất mà còn có những tác động to lớn đối với sức khỏe tinh thần của con người. Theo đó, ngủ quá ít hay ngủ quá nhiều cũng không tốt. Theo kết luận của các nhà khoa học, thời lượng của giấc ngủ đóng một vai trò rất quan trọng. Một người ngủ quá ít hoặc ngủ quá nhiều sẽ khiến cho não bộ không những bị “lão hóa” một cách nhanh chóng mà còn hoạt động kém hơn mức bình thường.
 
Các chuyên gia khuyến cáo mỗi người chúng ta nên ngủ từ 6-8 tiếng đồng hồ mỗi đêm. Các nhà nghiên cứu cũng đã cảnh báo rằng, một khi chức năng hoạt động của bộ não suy giảm, sức khỏe thể chất cũng giảm sút và con người đứng trước nguy cơ chết sớm. Ngủ 7 tiếng mỗi đêm giúp não bộ hoạt động tốt. 
 
5. Ăn nhiều đồ ngọt
 
Sự phát triển của bộ não con người cần được hỗ trợ đầy đủ protein và vitamin. Nếu chúng ta hay ăn các thực phẩm ngọt, sự thèm ăn có thể bị ảnh hưởng để làm giảm hấp thu protein và vitamin. Như vậy, có thể gây ra suy dinh dưỡng ra và sự phát triển của não có thể bị ảnh hưởng.
 
6. Im lặng
 
Ngôn ngữ được quản lý bởi một phần nhất định trong não. Vì vậy, nói chuyện có thể đẩy nhanh sự phát triển của não và tăng cường các chức năng của não. Nếu mọi người luôn luôn giữ im lặng, não không thể được kích thích.
 
7. Ô nhiễm không khí

Ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến sức khỏe của não bộ.
 
Bộ não con người luôn luôn cần một lượng lớn oxy. Sự hấp thu oxy đầy đủ có thể cải thiện hiệu quả làm việc của bộ não. Do đó, để đảm bảo sự phát triển ổn định của não chúng ta cần giữ cho môi trường làm việc sạch sẽ. Sự hấp thu một lượng lớn các chất bẩn như formaldehyde có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của não.

Thỉnh thoảng ăn nhẹ vào ban đêm cũng không có gì xấu, miễn là bạn chọn loại đồ ăn lành mạnh và cân nặng của bạn đang trong ngưỡng an toàn. Những ai làm việc vào buổi chiều hoặc buổi tối có một bữa ăn muộn ban đêm cũng không sao. Tuy nhiên, nếu bạn đang cố gắng ăn kiêng vào ban ngày, nhưng đến tối lại có một bữa ăn khuya chứa quá nhiều calo, có thể sẽ ảnh hưởng đến kết quả ăn kiêng của bạn.

 


Thông thường, nếu thỉnh thoảng mới có một bữa ăn khuya “hơi quá” cũng không ảnh hưởng nhiều. Tuy nhiên, nếu thường xuyên như vậy, có thể bạn đang mắc “hội chứng ăn đêm” hay “hội chứng rối loạn thói quen ăn ngủ”.

Những người mặc hội chứng ăn đêm là người hầu như đêm nào cũng ăn khuya và mỗi bữa ăn chiếm từ 25% đến 50% so với lượng calo ban ngày họ đã ăn. Bệnh nhân loại này thường cùng lúc mắc các chứng trầm cảm, có vấn đề về lòng tự trọng và mắc bệnh béo phì. Nếu bạn tự nhận thấy rằng mình đang ăn đêm quá nhiều và có dấu hiệu liên quan đến bệnh tiểu đường hoặc rắc rối về cân nặng, hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để nhận được sự tư vấn cần thiết.

Nếu bạn đặt mục tiêu giảm cân thì việc ăn đêm chính là cách nhanh nhất khiến kế hoạch của bạn thất bại. Hãy từ bỏ thói quen xấu với sức khỏe của bạn bằng những mẹo đơn giản dưới đây.

1. Đánh răng buổi tối

Đây chính là cách đơn giản để giảm ăn tối. Bạn thử nghĩ xem liệu bạn có còn muốn uống một chai nước ngọt sau khi đánh răng sạch sẽ không? Hơn nữa, việc này còn giúp bạn bảo vệ sức khỏe răng miệng.

2. Không tích trữ đồ ăn vặt

Nếu bạn không tích trữ những đồ ăn vặt tại nhà, bạn sẽ hạn chế ăn đêm bởi đôi khi bạn rất ngại phải mặc quần áo và ra phố để mua đồ. Vì vậy, hãy chắc chắn là tủ lạnh và bếp nhà bạn không có hàng tá những đồ ăn vặt không tốt cho sức khỏe và thay vào đó hãy dự trữ cà chua bi hay cà rốt.

3. Tắt TV

Nhiều người có thói quen vừa ăn vừa xem TV nên sẽ không thể kiểm soát được mình thực sự ăn bao nhiêu. Vì vậy, hãy hạn chế thời lượng xem TV vào ban đêm để tránh việc ăn khuya mà bạn không mong muốn.

4. Tăng cường hoạt động thể chất

Nếu bạn băn khoăn không biết làm thế nào để hạn chế việc ăn đêm thì tập thể dục hoặc các hoạt động thể chất phù hợp khác chính là câu trả lời cho bạn. Bạn có thể đi bộ sau bữa tối hoặc thậm chí đốt cháy năng lượng cùng chàng trong phòng ngủ. Tất cả những gì bạn cần làm đó là trở nên năng động hơn để tránh ăn vặt vào ban đêm.

5. Luôn tự nhắc nhở mình

Khi bạn nằm dài trên giường và không muốn trở dậy để tập thể dục, hãy tự động viên và nói với chính bản thân mình những lời nhắc nhở đại loại như “vòng 2 của mình đang nhích thêm vài cm”, “đừng ăn đêm nữa”… để tạo động lực cho bản thân.

6. Tự chụp những bức ảnh về mình

Hãy tự chụp những bức ảnh thật xấu xí khi bạn đang ăn món gì đó trong nhà bếp và mỗi lần bạn nhìn thấy bức ảnh đó, bạn có thể kìm chế lại và dần dần sẽ từ bỏ được thói quen ăn vặt ban đêm.

Bạn thấy mình thường xuyên bị chóng mặt, hoa mắt và choáng váng. Bạn có biết rằng đó chính là dấu hiệu bạn đang bị thiết sắt và thiếu máu. Vậy làm sao để thoát khỏi tình trạng này?

 


Nếu muốn thực sự khỏe mạnh, bạn cần phải cung cấp đủ lượng sắt cho cơ thể.
Sắt là một chất dinh dưỡng quan trọng có tác dụng chuyển oxy đến tất cả các bộ phận trong cơ thể. Chúng tạo thành một chất quan trọng trong quá trình tổng hợp hemoglobin. Vì thế nếu muốn thực sự khỏe mạnh, bạn cần phải cung cấp đủ lượng sắt cho cơ thể. 

Có nhiều cách để bạn có thể bổ sung sắt và một trong những cách đơn giản là hãy ăn một số các loại hoa quả giàu chất sắt để mang lại lợi ích cho cơ thể của bạn. 

1. Dưa hấu

Dưa hấu rất giàu chất sắt, protein và vitamin C. Đây cũng là loại trái cây có lượng carbohydrate và kali tương đối lớn. 

Do đó, dưa hấu ngoài việc được đánh giá là loại trái cây vừa ngon miệng, có tác dụng giải khát tuyệt vời thì nó rất tốt cho sức khỏe như: lợi tiểu, chữa trị viêm thận và làm hạ huyết áp, chuyển hóa protein không hòa tan thành protein hòa tan, tăng cường dinh dưỡng cho bệnh nhân viêm thận…

2. Dâu tây và quả mâm xôi

Ăn dâu tây, quả mâm xôi chắc chắn sẽ giúp hàm lượng sắt của cơ thể tăng lên, giúp lưu thông khí huyết. Mặt khác, trong dâu tây cũng rất giàu cacbonhydrat, vitamin C, kẽm, folate và chất xơ và chất phytonutrient. 

Do đó dâu tây và mâm xôi là những loại quả giàu chất chống oxy hóa, giúp cơ thể bạn xây dựng một hệ thống miễn dịch vững chắc.

3. Quả chà là

Đây không chỉ là một món ăn ngon miệng mà còn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Đây cũng là một nguồn cung cấp chất sắt, calo dồi dào so với nhiều loại trái cây khác. Nếu cơ thể bạn đang thiếu hụt sắt/thiếu máu việc bổ sung loại quả này vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày sẽ giúp cải thiện vấn đề. 

Bên cạnh đó, chà là cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng khác như magiê, canxi và kali. Những chất dinh dưỡng này có thể giúp cải thiện và bảo đảm cho các vấn đề tiêu hóa của cơ thể. Mỗi ngày nếu bạn ăn một vài quả chà là sẽ rất tốt cho sức khỏe.

4. Quả mận 

Hàm lượng chất sắt và chất xơ trong mận tương đối lớn (100g mận sấy khô chứa 1,2mg sắt). Ngoài ra ở quả mận khô chứa nhiều carbohydrate và ít chất béo, vitamin (vitamin A dưới dạng beta-carotene, vitamin E, magiê…) và chứa nhiều chất chống oxy hóa. 

Việc bạn thường xuyên uống nước ép mận hoặc ăn mận khô có thể giúp cơ thể giữ được vóc dáng thon gọn, chữa bệnh táo bón, ngừa bệnh ung thư, loại bỏ các gốc tự do có nguy cơ gây hại cho tế bào. Thậm chí, mận còn là loại quả có thể bình thường hóa mức độ đường trong máu cho nên có thể ngăn ngừa được bệnh tim mạch. 

5. Nho 

Nếu cơ thể bị thiếu máu, bổ sung nho vào chế độ ăn uống có thể khắc phục được tình trạng này. Trong nho có chứa hoạt chất resvératrol (phân tử có nhiều trong vỏ trái nho) và chất bioflavonoid có tác dụng ngăn cản tác động oxy hoá của cholesterol xấu và chống kết tập tiểu cầu, làm giảm lượng cholesterol và triglycéride. Góp phần làm giãn mạch, nho sẽ giúp phòng ngừa các bệnh tim mạch. 

6. Mơ khô

Nếu muốn có một cơ thể khỏe mạnh và ngăn ngừa bệnh thiếu máu, bạn nên bổ sung quả mơ khô vào chế độ ăn uống hàng ngày của mình. Mơ khô rất giàu hàm lượng sắt và có thể giúp bạn luôn tràn đầy năng lượng. Bên cạnh đó, mơ khô cũng chứa nhiều kali nhất (1.600mg/100g), rất cần thiết cho hoạt động của tim và cơ bắp. 

7. Mít, đu đủ, và táo

Ngoài các loại trái cây trên, có một số loại trái cây khác cũng có hàm lượng sắt cao như: mít, đu đủ và táo. Các loại trái cây này hầu như đều có sẵn ở khắp mọi nơi. Vì thế để đảm bảo cho cơ thể khỏe mạnh bạn hãy ăn một quả táo, đu đủ hoặc vài múi mít thay vì ăn những miếng khoai tây chiên.

10 bí quyết chăm sóc sức khỏe tinh thần


Chăm sóc sức khỏe tinh thần là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại nhưng không phải ai cũng biết cách. Nhân ngày Sức khỏe tinh thần thế giới (10/10), chúng tôi gửi tới bạn 10 nguyên tắc để luôn suy nghĩ tích cực:


1. Học tự đánh giá bản thân lành mạnh
 
 
Tự đánh giá bản thân không dừng lại ở việc chỉ thấy những điểm tốt hay xấu mà còn là chấp nhận chúng và cố gắng làm tốt nhất với những gì bạn có.
 
Xây dựng sự tự tin: Bạn hãy liệt kê các điểm tốt của mình. Bạn làm cái gì tốt nhất? Các kỹ năng và lĩnh vực yêu thích của bạn là gì? Bạn bè nói như thế nào về bạn? Tiếp theo, hãy tìm hiểu các điểm yếu của bạn. Bạn có khó khăn trong làm việc gì? Điều gì khiến bạn thất bại và yếu kém?
 
2. Cho và nhận
 
Chúng ta thường nhún vai từ chối một lời khen bằng câu “Ừ, nhưng mà..”
 
Chấp nhận lời khen: Lần tới khi ai đó khen bạn, hãy nói, “Cảm ơn! Tôi vui là bạn nghĩ thế.” Và hãy nghĩ về những lời khen khác mà bạn có và xem xem điều đó khiến bạn cảm thấy tốt như thế nào.
 
3. Tạo dựng mối quan hệ gia đình tích cực
 
Hãy nghiêm túc xây dựng các mối quan hệ gia đình tốt. Học cách đánh giá các kỹ năng và khả năng của mỗi thành viên. Học cách đưa ra và nhận các hỗ trợ.
 
Dành thời gian: Dành thời gian để ở bên gia đình. Lên kế hoạch cho cả các hoạt động nghiêm túc và thư giãn vui vẻ. Hãy lắng nghe một cách tôn trọng mà không ngắt lời khi  người khác nói. Và cần thực hành thường xuyên những điều này.
 
4. Hãy kết bạn với những người có ý nghĩa
 
Bạn bè giúp bạn hiểu rằng bạn không cô đơn. Họ giúp bạn chia sẻ lúc vui, lúc buồn, và đến lượt bạn lại sẽ giúp họ. .
 
Xây dựng bạn bè: Giữ liên lạc hoặc thỉnh thoảng mời bạn đi ăn. Bạn nên có những người bạn mới - đề nghị bạn bè giới thiệu bạn mới cũng là một cách.
 
5. Chỉ ra các ưu tiên của bạn
 
Thách thức của chúng ta là để biết giữa điều chúng ta thực sự “cần” và những điều chúng ta “muốn”. Bạn khó khăn trong việc tìm kiếm sự cân bằng hợp lý giữa việc dành thời gian và nguồn lực cho cái mình muốn và cái mình cần.
 
Tạo lập một ngân sách có ý nghĩa: Hãy viết một kế hoạch chi tiêu cho chính mình. Mong muốn của bạn có thực tế không? Bạn có kế hoạch làm gì để có tiền mua được cái mình muốn?
 
6. Tham gia hoạt động xã hội
 
Tham gia vào các hoạt động có ý nghĩa với chúng ta sẽ mang đến cảm giác có mục đích và thoả mãn.
 
Tình nguyện: Hãy tham gia tình nguyện. Đọc truyện cho trẻ em ở các trung tâm; thăm người già ở các viện dưỡng lão; tham gia các nhóm cộng đồng hoặc các hoạt động từ thiện mà bạn yêu thích; tham gia vệ sinh đường phố, công viên hoặc bãi biển; giúp một người hàng xóm dọn dẹp nhà cửa.
 
7. Học quản lý stress hiệu quả
 
Stress là một phần của cuộc sống. Cách bạn ứng phó với stress phụ thuộc vào thái độ của bạn.
 
Hãy cho mình một kỳ nghỉ 5 phút: Mỗi ngày, dành riêng 5 phút nghỉ ngơi cho sức khỏe tinh thần. Đóng cửa văn phòng của bạn hoặc ra phòng khác và mơ ước về một nơi, một người hay một ý tưởng nào đó, hoặc không nghỉ gì cả! Bạn sẽ cảm thấy như mình vừa có một kỳ nghỉ ngắn vậy.
 
8. Ứng phó với những thay đổi có thể ảnh hưởng tới bạn
 
Thật là tuyệt nếu “hạnh phúc mãi mãi” nhưng cuộc sống không ngừng “ném những khó khăn” vào chúng ta.
 
Tìm sức mạnh từ đám đông: Tìm kiếm một nhóm hỗ trợ có vấn đề tương tự mà bạn đang gặp phải. Bằng việc lập thành nhóm với những người có thể chia sẻ vấn đề của bạn, bạn sẽ tìm ra được những phương án thú vị.
 
9. Ứng phó với cảm xúc của bạn
 
Làm thế nào để có một cách thức an toàn và mang tính xây dựng để diễn đạt và chia sẻ cảm xúc giận dữ, đau buồn, vui vẻ và sợ hãi…?
 
Hoạt động - Nhận dạng và ứng phó với tâm trạng của bạn: Tìm ra cái gì làm cho bạn hạnh phúc, buồn khổ, vui vẻ hoặc giận dữ. Điều gì giúp bạn bình tĩnh lại? Học cách ứng phó với tâm trạng của bạn. Chia sẻ tin vui với bạn bè và “khóc trên một bờ vai” khi bạn thấy buồn.
 
Tập thể dục có thể giúp bạn ứng phó với giận dữ. Hãy sưu tầm truyện cười, hoạt họa vui hoặc băng đĩa mà bạn yêu thích cho những lần bạn cảm thấy cần được cười.
 
10. Hướng vào bản thân
 
Học cách bình an với chính mình. Hãy học cách biết Bạn là ai? Điều gì khiến bạn thực sự hạnh phúc  Điều gì bạn thực sự đam mê?... Học cách cân bằng với những gì bạn có thể thay đổi trong chính bạn với những gì bạn không thể thay đổi.
 
Xậy dựng cái “Tôi” của chính bạn: Hãy dành riêng cho mình thời gian riêng, yên tĩnh mà bạn có thể ở riêng một mình một cách hoàn toàn.
 
Tập thở - cố gắng đếm các nhịp thở của bạn từ 1 đến 4, và bắt đầu lại từ 1. Hoặc làm gì đó mà bạn yêu thích.

Thứ Năm, 19 tháng 9, 2013


Rất nhiều người có thói quen ngủ nướng. Tuy nhiên, ngủ nướng lại không mang lại cho bạn cảm giác thoải mái mà nguy hiểm hơn, nó có thể dẫn đến nhiều căn bệnh.

> Chỗ nằm ngủ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe
> Đi ngủ khi tóc còn ướt có nguy hiểm?
 
 
Đột quỵ và tiểu đường

Các nhà nghiên cứu tại Hoa Kỳ đã điều tra khoảng hơn 9.000 người từ độ tuổi 50 - 79. Sau khi tiến hành, họ nhận thấy các đối tượng ngủ trên 9 tiếng mỗi ngày thường có khả năng mắc bệnh đột quỵ cao hơn 70% so với những người chỉ ngủ từ 7 - 8 tiếng một ngày.
Các chuyên gia cũng cho biết rằng một giấc ngủ quá dài cũng sẽ khiến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tăng lên. Trung bình, cơ thể chúng ta nên ngủ từ 7 - 8 tiếng/ngày là phù hợp.
 
Nếu bạn ngủ ít hơn 6 giờ, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường sẽ tăng khoảng 2 lần, còn nếu bạn nhủ nhiều hơn 8 giờ, nguy cơ mắc bệnh sẽ tăng gấp 3 lần.
Bệnh đường hô hấp, bệnh tim và bệnh liên quan đến đường tiêu hóa

Các chuyên gia cho biết, không khí ô nhiễm nhất trong phòng ngủ là vào buổi sáng. Cho dù bạn có đóng cửa hay không thì một số lượng lớn những bụi bẩn, vi khuẩn, virus, lượng khí carbon dioxide và bụi vẫn tồn tại trong không khí và hây ảnh hưởng đến đường hô hấp.
 
Đối với những người thích ngủ nướng thì họ thường ít vận động và cùng với việc nhiễm khí bẩn trong phòng ngủ sẽ  dễ dẫn đến các bệnh cảm lạnh, ho và nhiều triệu chứng khác.
 
Khi chúng ta hoạt động, nhịp tim sẽ đập tương đối nhanh và thúc đẩy máu lên não. Còn khi cơ thể nghỉ ngơi, nhịp tim sẽ đập chậm đi, lượng máu bơm lên não cũng vì thế mà giảm xuống.
 
Nếu chúng ta ngủ quá nhiều, hoạt động của tim sẽ suy yếu dẫn đến các bệnh về tim. Đồng thời, ngủ nướng sẽ phá hoạt nhịp độ sinh học của cơ thể, khiến bạn ăn không đúng giờ và vì thế gây ảnh hưởng tới đường tiêu hóa.
Càng ngủ càng lười

Ngủ quá nhiều sẽ không những không giúp bạn thoải mái mà còn khiến cho cơ thể cảm thấy mệt mỏi hơn rất nhiều. Khi dậy, toàn bộ cơ thể sẽ cảm thấy rã rời và lười hoạt động, bạn làm việc cũng sẽ không hề hiệu quả.

Hơn nữa, khi cơ thể không hoạt động quá lâu, cơ bắp cũng sẽ trở nên rệu rạo và kém linh hoạt. Đây chính là một trong những nguyên nhân gây ra căn bệnh yếu cơ.

Rối loạn nội tiết

Ngủ dậy quá muộn sẽ phá vỡ nhịp đồng hồ sinh học của mỗi người. Đồng thời cũng sẽ phá vỡ nhịp sinh học của những cơ quan trong cơ thể gây rối loạn nội tiết và ảnh hưởng nghiêm trọng tới tinh thần, thậm chí có thể gây trầm cảm.

Đau dạ dày

Ngủ nướng sẽ khiến bạn ăn uống không đúng giờ gây co thắt đường tiêu hóa. Lâu dần sẽ khiến bạn bị viêm dạ dầy mãn tính và có thể mắc chứng khó tiêu.

Để đảm bảo sức khỏe của chính mình, tốt nhất là bạn chỉ nên ngủ khoảng từ 6 đến 8 tiếng mỗi ngày là phù hợp.


Nước là chất dinh dưỡng tuy không cung cấp năng lượng nhưng đặc biệt cần thiết cho một cơ thể sống. Nước tham gia vào tất cả các quá trình chuyển hoá trong cơ thể người, cần thiết để tiêu hoá thức ăn, hoà tan và hấp thu các vitamin quan trọng, làm mát cơ thể, điều hoà thân nhiệt, bôi trơn các khớp, tăng thải độc chất và loại bỏ chất thải ra ngoài.

 

Thực tế, các bác sĩ dinh dưỡng đã phát hiện nhiều trường hợp phát bệnh do tuỳ tiện dùng các loại nước uống không đúng cách. Các bác sĩ đã từng phát hiện nhiều trường hợp phát bệnh (táo bón, rối loạn nhịp tim, cao huyết áp…) hoặc đang có bệnh nhưng biểu hiện bệnh trầm trọng hơn do tuỳ tiện dùng các loại nước uống không đúng cách.


Uống nước đun đi đun lại nhiều lần.
Nhiều người nghĩ rằng, nước uống đun càng nhiều càng kỹ, càng diệt được vi khuẩn, nước càng sạch. Tuy nhiên theo các chuyên gia dinh dưỡng, uống nước đun đi đung lại ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.

Uống nước đun đi đung lại ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
Các chuyên gia cho biết, trong nước thường chứa hàm lượng nhỏ nitrat và một số kim loại nặng như chì, cadimium… Sau khi nước đun nóng trong thời gian dài, do quá trình thuỷ phân không ngừng bốc hơi, nồng độ nitrat và các kim loại nặng trong nước sẽ tăng lên. Nước đun sôi có chứa nhiều nitrat, khi uống vào trong cơ thể sẽ bị khử trở lại là muối nitric. Mà muối nitric sẽ làm hỏng công năng vận chuyển dưỡng khí trong máu, làm cho tim đập nhanh, hô hấp khó khăn, nặng hơn có thể gây nguy hiểm cho tính mạng. Bên cạnh đó, các kim loại nặng có trong nước đó cũng có hại đối với sức khoẻ con người.

Đợi khát mới uống.
Trung bình một người trưởng thành cần uống khoảng 1,5 – 2 lít nước một ngày, chưa tính lượng cung cấp qua nước canh, xúp,… trong bữa ăn. Với trẻ em thì lượng nước đưa vào được tính toán chính xác dựa vào ký lô cân nặng. Mỗi người ở mỗi thời điểm, hoàn cảnh môi trường, mức độ làm việc, tình trạng bệnh lý khác nhau sẽ có nhu cầu nước khác nhau. Nói chung là nên cung cấp đủ nước cho cơ thể để có những hoạt động tốt nhất.
Nhiều người thường đợi đến lúc khát mới uống nước, lúc này cơ thể của bạn đã bị mất 1% nước rồi. Uống nước không phải chỉ để thỏa mãn cơn khát, mà còn để góp vào quá trình tham gia trao đổi chất, để cơ thể hô hấp dễ dàng hơn.
Thời gian dài thiếu nước sẽ làm gia tăng độ đặc của máu, dẫn đến bệnh tim, huyết quản. Ngoài ra, càng không chú ý uống nước, thói quen uống nước sẽ ngày càng ít, cơ thể người sẽ ngày càng khô. Cho nên bất kể khát hay không, bạn đều cần kịp thời bổ sung nước cho cơ thể.

Nước vừa đun sôi uống luôn.
Uống nước đun sôi là thói quen tốt, nhưng bạn có biết không thể uống nước ngay khi nó vừa được đun sôi? Bởi nước sinh hoạt chúng ta dùng hàng này đều đã thông qua khử trùng bằng clo, mà clo kết hợp với chất hữu cơ sẽ lưu lại trong nước, sinh ra các hợp chất gây ung thư như halogen hóa hydrocacbon, chloroform.

Uống nước vừa đun sôi sinh ra các hợp chất gây ung thư.
Sau khi lấy nước vào ấm nên để một lúc rồi hãy đun; nước sắp sôi thì mở nắp ra; cuối cùng, đợi nước sôi sau 3 phút mới tắt bếp. Làm đúng quy trình này sẽ giúp lượng clo trong nước giảm đạt mức tiêu chuẩn an toàn. Làm như vậy nước mới đảm bảo sức khỏe cho các thành viên trong gia đình bạn.

Ăn mặn không uống nước lọc ngay.
Ăn quá mặn sẽ dẫn đến huyết áp cao, cũng có thể làm cho sự tiết nước bọt giảm, miệng bị niêm mạc phù nề… Do đó, sau khi ăn mặn, bạn nên uống nhiều nước, tốt nhất là nước khoáng đơn thuần hoặc nước chanh, không nên uống nước có đường, sữa vì đường không giảm được cơn khát.

Trước khi đi ngủ không uống nước.
Khi ngủ, do thành phần nước trong cơ thể mất đi, khiến cho nước trong máu giảm, độ dính của máu tăng cao. Ngoài ra, vào những ngày khô, nước còn có tác dụng làm nhuận đường hô hấp, giúp bạn ngủ ngon hơn. Do vậy, trước khi đi ngủ bạn không cần phải uống quá nhiều nước mà chỉ nên uống một, hai ngụm nhỏ là đủ.

Uống nước đóng chai.
Nhiều người nghĩ răng, nước đóng chai an toàn hơn nước máy. Thực tế, nước đóng chai có chứa nhiều thành phần khá độc hại cho sức khỏe của bạn. Chưa kể đến việc, những chai đựng nước không được tái chế khi sử dụng và việc lọc nước tại các nhà máy tư nhân không đảm bảo.
Đặc biệt là khi nước đóng chai để ở nhiệt độ cao, hoặc sau khi mở nắp không uống hết kịp thời. Ngoài ra, nước đóng chai không để được ở môi trường nhiệt độ cao, dưới ánh nắng mặt trời. Do vậy, bạn nên hạn chế sử dụng các loại nước này.
Vì vậy, nếu bạn vẫn thích uống nước đóng chai, bạn nên nhớ không được để nước ở môi trường nhiệt độ cao, phơi dưới ánh sáng mặt trời, hoặc để ở cốp xe.

Thay nước bằng cách uống nước có ga.
Rất nhiều người chọn các loại nước có ga để uống thay nước, nhưng trong nước có ga thường chứa chất kích tính, nếu bạn uống trong thời gian dài nó sẽ gây bệnh cho bạn.

Nước có ga không có tác dụng bổ sung nước cho cơ thể, mà nó còn làm giảm sự ngon miệng, giảm ham muốn uống nước, ảnh hưởng đến hô hấp và tiêu hóa. Nếu nhất định phải uống nước có vị, bạn cũng cần tuân theo thể chất cơ thể để có những thay đổi thích hợp.

Ngủ dậy không uống nước.
Buổi sáng ngủ dậy việc đầu tiên bạn cần làm là uống một cốc nước. Một cốc nước buổi sáng có ý nghĩa " rất lớn, nó có thể bảo vệ tính mạng của bạn.

Cơ thể sau một đêm trao đổi, chất thải trong cơ thể cần được rửa sạch. Hơn nữa, một cốc nước sẽ làm giảm độ đặc của máu, giúp tăng cường khả năng lưu thông máu của cơ thể.

Không thường xuyên rửa bình lọc nước.
Nước đóng bình hay bình lọc nước vốn được sử dụng rất nhiều không chỉ trong gia đình mà còn ở các nơi công cộng, nhưng thường mọi người chỉ uống chứ ít khi nghĩ đến chuyện... cọ rửa chúng cho sạch định kỳ. Nước trong bình lọc nhìn tưởng là sạch nhưng thực tế, mức độ ô nhiễm rất nghiêm trọng. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, bạn nên vệ sinh bình lọc nước mỗi tháng 1 lần, mùa hè 2 tuần một lần.

Thứ Tư, 18 tháng 9, 2013


Bàn chân cung cấp nhiều dữ liệu phản ánh sức khỏe. Bàn chân là nơi tập trung các mạch máu, các cơ và vô số các dây thần kinh, các điểm huyệt vị liên quan đến các cơ quan trong cơ thể. Chăm sóc đôi chân khỏe mạnh sẽ mang lại cho bạn một sức khỏe tốt, tuổi thọ bền lâu.


Bàn chân là gốc rễ của cơ thể

Đôi chân là được ví như giá đỡ di động của cơ thể mà đôi bàn chân là chịu áp lực và làm việc nhiều nhất. Đôi bàn chân có nhiệm vụ rất quan trọng và nặng nề, nó chống đỡ và chịu đựng sức nén của toàn bộ cơ thể. Khi ta đi, đứng, vận động, lao động... không thể thiếu được đôi chân.
 

Khoa học đã chỉ ra rằng ở mỗi bàn chân có tới khoàng 7000 đầu mút thần kinh và có sự liên quan giữa các vùng phản xạ ở chân với các cơ quan cơ thể. Ngoài ra, đôi bàn chân còn có mối liên quan mật thiết tới lục phủ ngũ tạng, ảnh hưởng tới sức khỏe của con người.

Cấu tạo của chân bao gồm xương, bắp cơ, mạch máu và vô số các dây thần kinh. Theo thời gian và hoạt động sinh hoạt, đôi bàn chân ngày càng yếu đi, các gân, cơ, khớp xương, tĩnh mạch sẽ bị giãn. Trong cuộc sống, ít ai chú ý đến đôi bàn chân, chỉ khi thấy đau nhức, tê buốt, khó vận động thì mới lo lắng và chăm sóc đôi chân.

Tác dụng massage cho đôi chân khỏe, sức khỏe tốt

Massage chân không những mang lại cho bạn sự thoải mái về tinh thần cũng như thể chất mà còn là phương pháp trị liệu tốt. Từ cổ xưa, y học cổ truyền Trung Quốc đã biết và lưu truyền phương pháp chữa bệnh bằng cách xoa bóp, bấm huyệt, làm ấm đôi bàn chân.

Quá trình xoa, bấm lòng bàn chân kích thích trực tiếp đến các huyệt đạo cơ thể sẽ mang lại cho bạn cảm giác thư giãn thần kinh và thể xác, giảm đau, chống co thắt. Với phương pháp xoa bấm bàn chân, có thể chữa được nhiều triệu chứng như nhức đầu, suy nhược thần kinh, trầm cảm, hồi hộp, lo lắng,... và giảm đau. Thúc đẩy lưu thông và tuần hoàn máu về tim diễn ra dễ dàng hơn, cải thiện việc trao đổi chất dinh dưỡng, làm cho cơ, xương, khớp mềm mại, dẻo dai, tăng độ bền bỉ và sức chịu đựng của bàn chân.  Việc bấm các điểm huyệt ở bàn chân còn có tác dụng làm thông kinh hoạt lạc, tăng cường sức đề kháng và chống các bệnh tật, kéo dài tuổi xuân và tăng thêm tuổi thọ...

Ngâm chân trong nước ấm là thói quen trước khi ngủ của người Trung Hoa từ rất lâu đời, giữ chân ấm là một cách massage giúp thư giãn thần kinh, nhẹ nhàng cho chân và não, cho giấc ngủ ngon. Ngày nay, các nhà khoa học cũng đã chứng minh được rằng, khi làm ấm đôi bàn chân sẽ có tác dụng làm giãn nở các mạch máu ở não, góp phần tăng cường lưu lượng máu lên não. Nhờ đó, hạn chế được tai biến mạch máu não thường gặp ở người trung cao tuổi bị vữa xơ động mạch. Thậm chí với tác động trên đôi bàn chân, cũng có thể làm huyết áp ở người bệnh tăng huyết áp giảm xuống một cách đáng kể.

Xoa bóp bấm huyệt đôi bàn chân thực sự đã trở thành một phương pháp chữa bệnh độc đáo, có khả năng phòng và chữa trị được nhiều chứng bệnh. Chính vì vậy, ngành khoa học hiện nay đặc biệt quan tâm và đã có nhiều nghiên cứu phát minh ra các máy massage chân để giữ gìn bàn chân, nhất là việc massage, làm ấm và trị liệu.

Máy massage chân điện sinh học DJL-168HC



Máy massage chân điện sinh học DJL-168HC với công nghệ hiện đại đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Với 60 dạng sóng dòng điện sinh học kết hợp với cảm biến hồng ngoại, lăn, lắc, tác động trực tiếp vào các dây thần kinh, kích thích các huyệt đạo ở bàn chân, gót chân và toàn bộ cơ thể. Hệ thống nóng hồng ngoại tác dụng sưởi ấm đôi bàn chân, kết hợp massage xoa bóp cho hiệu quả giảm đau nhức, thúc đẩy lưu thông máu, loại bỏ căng cơ, thư giãn cơ bắp bị mỏi, giữ ấm bàn chân, giải phóng độc tố.
 
Máy thiết kế màn hình LCD màu, rộng, hiện thị đầy đủ các chức năng. Gồm 60 chế độ hoạt động và 99 mức độ khác nhau có thể lựa chọn và điều chỉnh để phù hợp với người sử dụng. Máy tự phát ra giọng nói nhắc nhở, dễ sử dụng, tiện lợi với bộ điều khiển từ xa.

Máy massage chân điện sinh học DJL-168HC thiết kế độc đáo, mới lạ, phù hợp với tất cả đối tượng. Đặc biệt, phù hợp cho người lớn tuổi, người phong thấp, đau nhức xương, mất ngủ, nhân viên văn phòng, người chơi thể thao…

Truy cập website www.sieuthiyte.vn để biết thêm chi tiết sản phẩm hoặc liên hệ: 0985 999 929 để được tư vấn về các thiết bị chăm sóc sức khỏe tại nhà cùng nhiều chương trình khuyến mãi khác.


  Khó ngủ, mất ngủ là rối loạn thường gặp ở người cao tuổi, do nhiều nguyên nhân, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Bên cạnh việc tìm nguyên nhân và điều trị đúng cách, việc thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt, tập luyện phù hợp là biện pháp tốt nhất để người cao tuổi có giấc ngủ ngon.


Có nhiều nguyên nhân gây mất ngủ ở người cao tuổi, ngoài nguyên nhân do bệnh lý (sa sút trí tuệ, tim mạch, viêm nhiễm đường hô hấp, đau xương khớp, trầm cảm,…) thì người cao tuổi mất ngủ còn do: Giảm hoạt động thể lực, ít tiếp xúc với ánh sáng, thay đổi nhịp sinh học, giảm ngưỡng bị đánh thức (dễ bị thức giấc hơn), giảm khả năng hồi phục các chức năng khi cơ thể bị lão hóa; Thường nghĩ về quá khứ, hay lo lắng, dễ xúc động,…


Cần làm gì để có giấc ngủ tốt?

Trong trường hợp mất ngủ do bệnh lý, người bệnh cần đi khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để có hướng dẫn dùng thuốc cụ thể. Ngoài ra, cách điều trị tốt nhất là áp dụng các biện pháp không dùng thuốc, nhất là với trường hợp mất ngủ do rối loạn tâm lý kéo dài. Cụ thể:

Về chế độ ăn uống: Thức ăn và nước uống có những loại làm cho dễ ngủ, ngủ ngon hơn nhưng cũng có loại gây trằn trọc, khó ngủ. Để có giấc ngủ tốt, trước tiên phải bữa ăn phải đảm bảo đủ 3 chất chủ yếu là đạm (thịt, cá, trứng, sữa,...); bột (gạo, bánh mỳ,…); dầu mỡ (mỡ động vật như mỡ lợn và các loại dầu chiết xuất từ thực vật như lạc, đậu nành, hạt cải, hướng dương,…).

Người cao tuổi nên ăn những thức ăn dễ tiêu và có nhiều vitamin B1, thức ăn giàu chất khoáng như  rau muống, mồng tơi; cam, quýt, đu đủ chín; đậu phụ, sữa đậu nành,… Đặc biệt không nên uống rượu, bia và các chất kích thích gây tổn hại gan và gây mất ngủ như cà phê, các loại nước có ga như pép si, coca-cola,… Không hút thuốc lá và tránh xa khói thuốc lá.


Đậu phụ và sữa đậu nành rất tốt cho người cao tuổi

Luyện tập thể thao: Hình thức tập luyện tương đối phù hợp với sức khỏe người cao tuổi là đi bộ, tập dưỡng sinh một cách đều đặn hay thực hiện các bài luyện tập nhẹ nhàng trước khi đi ngủ để dễ đi vào giấc ngủ và giấc ngủ sẽ sâu hơn. Nơi tập cần đảm bảo vệ sinh, không khí trong lành, thoáng mát, tốt nhất có cả nơi ngồi nghỉ tránh gió mưa đột ngột.

Thoải mái, thư giãn trước khi ngủ: Cần tạo môi trường yên tĩnh, thư giãn trước khi đi ngủ, bao gồm các điều kiện tối ưu về ánh sáng, tiếng ồn, nhiệt độ. Tạo thói quen về giờ giấc sinh hoạt, đi ngủ. Mặc quần áo thoải mái, rộng rãi. Khi đi ngủ không nên đọc sách, xem ti vi, nhìn đồng hồ, tránh căng thẳng, lo lắng, xúc động,…


  Ai cũng hiểu ăn được ngủ được là tiên. Nhu cầu hợp lý đó càng rõ nét hơn nữa ở người cao tuổi vì chuyện ăn ngủ mất ngon rõ ràng là nỗi trăn trở của những người trong bóng hoàng hôn của cuộc đời. Tuy vậy, không hẳn phải bó tay nhìn ông bà mất ăn mất ngủ.


Người cao tuổi nên ăn ra sao?


Khẩu vị đằng nào cũng suy giảm một khi đã về già vì cơ thể vừa thiếu nước vừa thiếu dịch tiêu hóa. Do đó, với người cao tuổi uống quan trọng hơn ăn để cơ thể đừng thiếu nước và chất điện giải. Về mặt hình thức chế độ dinh dưỡng cho người cao tuổi vì thế nên thiên về phía món canh, món cháo. Nhưng theo kiểu nào cũng thế, quan trọng là đừng xa rời một số tiêu chí như sau:
- Nhiều bữa nhỏ tốt hơn ngày đúng giờ ba bữa đế tránh áp lực trên đường tiêu hóa.
- Giảm đạm động vật trong bữa ăn chiều để tryptophan, chất đòn bẩy cho giấc ngủ yên bình, dễ vào đến não.
- Chú trọng vào các loại rau cải có tác dụng vừa giải độc vừa giữ máu loãng cho cơ thể như atixô, rau má, diếp cá…
- Trái cây tươi, không cần nhiều, nhưng 5 lần trong ngày để cơ thể thường xuyên được tiếp tế với chất kháng-oxy giá, chất giữ cho tế bào tươi trẻ.

Nhưng quan trọng hơn hết là món ăn phải ngon miệng. Đừng ép người già phải nuốt cho trôi bữa ăn tuy đủ dưỡng chất nhưng dở ẹt. Đừng quên cảm giác hài lòng khi ăn ngon là đòn bẩy để tuyến yên phóng thích nội tiết tố endorphin, chất chống lão hóa với hiệu năng không thuốc nào bì kịp.

Người cao tuổi nên ngủ thế nào?

Trái ngược với trẻ sơ sinh, người cao tuổi không cần và cũng không thể ngủ mỗi đêm 8 tiếng, nhất là khi ông bà ngủ gà ngủ gật suốt ngày. Nhiều người, kể cả con cháu hiếu thảo, khổ tâm vì sợ bệnh khi đếm số giờ ngủ sao chỉ còn 4, 5 tiếng đồng hồ. Để đảm bảo sức khỏe cho người đã ăn sinh nhật thất tuần, chỉ cần làm sao để ông bà cha mẹ có thể ngủ thật ngon trong vòng 4 giờ đầu của giấc ngủ. Chính vì thế mà người cao tuổi cần tập thói quen đừng vào giường quá sớm để rồi thức sớm. Bên cạnh đó, nếu còn khỏe mạnh, nên vận động thể dục thể thao, ngắn thôi mỗi lần không quá 15 phút, nhưng nhiều lần trong ngày đế tránh chuyện nằm nướng suốt ngày rồi đêm về không thể đặt lưng. Đừng quên giấc ngủ trưa, giấc ngủ được thầy thuốc ưu ái đặt tên là giấc ngủ “năng lực”, rất quan trọng ở người cao tuổi vì tác dụng phục hồi hơn xa giấc ngủ về đêm. Cũng đừng vì mua giấc ngủ cho bằng được theo kiểu chạy theo thành tích mà lạm dụng thuốc an thần ở người cao tuổi. Nên nhớ, theo kết quả nghiên cứu hẳn hòi, tỷ lệ nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não cao gấp 3 lần ở người già dùng thuốc ngủ nếu so với nhóm đối chứng chọn thiền định, dưỡng sinh, dược thảo làm phương tiện để tìm về giấc ngủ tự nhiên.

Thiếu gì ăn mất ngon, ngủ không yên?

Thầy thuốc trên xứ sở của xe Mercedes đã chứng minh là đối tượng sống không cô độc, cho dù dưới mái nhà chỉ có chú chó hay cô mèo làm bầu bạn, rõ ràng ít bệnh hơn người tuy đủ ăn đủ mặc, thậm chí thừa thầy thừa thuốc, nhưng xoay qua trở lại chỉ còn ta với mình! Thống kê của ngành y bên Đức cho thấy tỷ lệ nhồi máu cơ tim ở nhóm người cao tuổi không tìm được tri kỷ cao gấp 4 lần số nạn nhân tuy cũng phải vào phòng cấp cứu nhưng may mắn có bạn tri âm. Các nhà nghiên cứu ở đại học Freiburg đã chứng minh là dòng máu trở nên đậm đặc, mạch máu co thắt mỗi khi nỗi buồn đơn côi lặng lẽ vào hồn. Đó là lý do tại sao thuyên tắc mạch vành, tai biến mạch máu não…ở người lẻ bóng trên đường đời bao giờ cũng cao hơn số tai nạn xảy ra ở nhóm không quá khó để mỗi ngày tìm được một vài người nghe. Đi xa hơn nữa, chuyên gia ngành miễn dịch đã ghi nhận lượng kháng thể chống siêu vi cảm cúm trong nước bọt của người quanh ta chẳng còn ai rất thấp nếu so sánh với người trời lạnh bao nhiêu vẫn thấy ấm nhờ con cháu quây quần. Y sĩ đoàn ở Đức thậm chí đã từ nhiều năm liên tục cổ động người cao tuổi nên nuôi thú, chim lồng cá chậu, chó mèo thứ gì cũng được, miễn là có lý do để suốt ngày bận rộn, miễn là có đối tượng để hàn huyên.

Nói có sách, mách phải có chứng! Chuyên gia ở đại học Brigam Young, tiểu bang Utah, Hoa Kỳ sau khi khảo sát 140 mô hình nghiên cứu với hơn 300.000 người tham gia, đã chứng minh cuộc sống thui thủi một mình tai hại:
- Hút hơn 15 điếu thuốc mỗi ngày.
- Gấp đôi bị tăng mỡ trong máu.
- Không thua hậu quả của nghiện rượu.

Bữa ăn nhiếu chất bổ, giấc ngủ nhờ viên thuốc an thần, cho dù ít nhiều có tác dụng vẫn chưa khéo. Báo hiếu không chỉ trong mùa Vu Lan. Người cao tuổi không cần thông cảm, càng không cần sự thương hại, mà là sự đồng cảm của những người đi sau. Khoảng cách từ thông cảm đến đồng cảm chính là chiều dài của thương yêu, chiều sâu của tình người.
Design by Hao Tran -