Hiển thị các bài đăng có nhãn sức khỏe hiện nay. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn sức khỏe hiện nay. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 9 tháng 10, 2013

Để có thể vừa tận hưởng những ngày tết thật trọn vẹn, vừa giữ được sức khỏe, mỗi người trong chúng ta nên thực hiện những lời khuyên sau đây:

Cảnh giác với ngộ độc thực phẩm
Ngộ độc thực phẩm là một vấn đề nghiêm trọng trong đời sống ngày thường và trong những ngày tết thì việc cảnh giác với ngộ độc thực phẩm càng quan trọng hơn. Ngộ độc thực phẩm thường xảy ra do thiếu vệ sinh. Do đó, chúng ta cần cẩn thận với các loại thực phẩm, nhất là thực phẩm tươi sống và nhất thiết cần phải duy trì những thói quen có lợi là rửa tay sau khi đi vệ sinh và trước khi chuẩn bị bữa ăn; để riêng thực phẩm sống và thực phẩm chín, thức ăn phải được nấu chín trước khi ăn, chỉ dùng nước sạch và thực phẩm an toàn.

Cẩn thận với cúm gia cầm
Tết cổ truyền không thể thiếu thịt gà, đây cũng là yếu tố nguy cơ lây nhiễm cúm gia cầm. Cần tránh tiếp xúc với gia cầm ốm và chết, đeo khẩu trang, găng tay trong khi giết mổ và sử dụng chất tẩy rửa sau khi giết mổ gia cầm; phải nấu chín thịt gia cầm, tuyệt đối không nên ăn thịt còn màu hồng, không ăn trứng ốp la chưa chín, không ăn tiết canh vịt.
Hạn chế dùng chất béo
Trong những ngày tết, các món ăn như thịt kho tàu, bánh chưng bánh tét... là những món khoái khẩu, tuy nhiên đây cũng là những món làm cho chúng ta tăng cân, tăng cholesterol máu, mầm mống của bệnh tim mạch. Để tránh tăng cân trong những ngày tết, chúng ta cần hạn chế ăn những món ăn nhiều mỡ, chia bữa ăn chính ra thành nhiều bữa nhỏ và cần ăn thêm nhiều rau xanh, trái cây.
Ăn uống vừa phải, không quá no và ăn kèm với thực phẩm lên men như: dưa cải, kim chi nhằm tăng khả năng tiêu hóa nhờ sự hoạt động của các loại men vi sinh. Không nên ăn những thức ăn đã để quá 6 giờ và tốt nhất là ăn ngay sau khi chế biến.
Thực hiện tốt an toàn giao thông
Uống rượu vào sẽ làm gia tăng sự kích thích, người uống rượu trở nên hoạt bát, hưng phấn, vui vẻ, nhưng khi uống quá nhiều, rượu lại ức chế thần kinh, khiến người uống không kiểm soát được lời nói, hành vi, gây nguy hại cho sức khỏe và không làm chủ được bản thân dẫn đến không làm chủ được tay lái khi sử dụng các loại phương tiện giao thông
Để thực hiện tốt an toàn giao thông ngoài việc đội mũ bảo hiểm còn phải không bao giờ lái xe sau khi uống rượu, bia dù chỉ một lượng nhỏ.
Cố gắng duy trì chế độ tập luyện
Trong những ngày tết hẳn mọi người sẽ mất nhiều thời gian cho việc nấu nướng, dọn dẹp, đi chúc tết... thế là không còn thời giờ cho việc tập luyện thể thao. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể tập luyện tại nhà, chỉ cần 15 phút tập mỗi ngày trong suốt những ngày nghỉ với những động tác vận động toàn thân nhằm giúp cho cơ thể tiêu hao lượng calo thừa.
Ngoài việc phải duy trì chế độ tập luyện, chúng ta cần bố trí thời gian sinh hoạt hợp lý, điều độ không nên thức quá khuya, nhất là những người cao huyết áp, bệnh tim mạch.
Uống nhiều nước lọc
Vào những ngày tết, chúng ta cần phải uống thật nhiều nước vì trong những bữa ăn đã uống nước ngọt hoặc bia nhiều hơn nước lọc. Mà những thức uống đó và trà, cà phê, thực chất chỉ giúp giải khát chứ không thể bổ sung nước cho cơ thể tốt bằng nước lọc.
Quan tâm hơn đến trẻ em
Với trẻ em, cần chú trọng đến các bệnh dễ mắc trong những ngày tết như:
- Sốt xuất huyết tuy là bệnh xảy ra quanh năm chứ không riêng gì ngày tết thế nhưng chúng ta cũng không nên mất cảnh giác với bệnh này. Nếu em bé sốt liên tục trên 2 ngày thì phải đến bệnh viện để khám ngay.
- Tiêu chảy và ngộ độc thức ăn: nếu em bé bị tiêu chảy hoặc ói thì chúng ta nên cho trẻ uống nhiều nước, tuyệt đối giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay trước khi cho trẻ ăn và sau khi đi tiêu. Nếu thấy trẻ tiêu chảy kèm theo nổi mụn nước ở bàn tay, bàn chân, trong miệng, lưỡi thì phải chú ý bệnh tay chân miệng, đây là bệnh có thể gây biến chứng viêm não rất nguy hiểm.
- Một số tai nạn cũng hay gặp ở trẻ khi chúng ta bất cẩn, thiếu chú ý trong lúc trẻ chơi đùa, chạy giỡn như: sặc thức ăn, bỏng, điện giật, ngã xuống nước. Nếu không may bé gặp nạn, việc cấp cứu tại chỗ là rất quan trọng. Dùng phương pháp vỗ lưng, ấn ngực nếu thấy trẻ đang ăn đột nhiên bị tím tái khó thở, ho sặc sụa. Hãy nhanh chóng đặt trẻ nằm sấp trên cánh tay hoặc đầu gối của mình và vỗ lưng thật mạnh ngay sau hai xương bả vai 5 cái để dị vật văng ra ngoài, sau đó lật ngửa trẻ lên ấn vào ngực trẻ 5 cái, lặp lại nhiều lần cho đến khi trẻ hết khó thở.
Trong trường hợp trẻ bị ngưng thở, ngưng tim do điện giật, chết đuối, té bất tỉnh... thì thực hiện các động tác hà hơi thổi ngạt theo cách như sau: người cấp cứu hít một hơi thật dài rồi thổi vào miệng trẻ thật mạnh làm lồng ngực phồng lên, sau đó dùng tay ấn vào vùng trên xương ức, mỗi lần thổi miệng thì ấn tim 5 lần, kéo dài cho đến khi trẻ tự thở được và tim đập lại mới ngừng.

Thứ Năm, 19 tháng 9, 2013


Rất nhiều người có thói quen ngủ nướng. Tuy nhiên, ngủ nướng lại không mang lại cho bạn cảm giác thoải mái mà nguy hiểm hơn, nó có thể dẫn đến nhiều căn bệnh.

> Chỗ nằm ngủ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe
> Đi ngủ khi tóc còn ướt có nguy hiểm?
 
 
Đột quỵ và tiểu đường

Các nhà nghiên cứu tại Hoa Kỳ đã điều tra khoảng hơn 9.000 người từ độ tuổi 50 - 79. Sau khi tiến hành, họ nhận thấy các đối tượng ngủ trên 9 tiếng mỗi ngày thường có khả năng mắc bệnh đột quỵ cao hơn 70% so với những người chỉ ngủ từ 7 - 8 tiếng một ngày.
Các chuyên gia cũng cho biết rằng một giấc ngủ quá dài cũng sẽ khiến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tăng lên. Trung bình, cơ thể chúng ta nên ngủ từ 7 - 8 tiếng/ngày là phù hợp.
 
Nếu bạn ngủ ít hơn 6 giờ, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường sẽ tăng khoảng 2 lần, còn nếu bạn nhủ nhiều hơn 8 giờ, nguy cơ mắc bệnh sẽ tăng gấp 3 lần.
Bệnh đường hô hấp, bệnh tim và bệnh liên quan đến đường tiêu hóa

Các chuyên gia cho biết, không khí ô nhiễm nhất trong phòng ngủ là vào buổi sáng. Cho dù bạn có đóng cửa hay không thì một số lượng lớn những bụi bẩn, vi khuẩn, virus, lượng khí carbon dioxide và bụi vẫn tồn tại trong không khí và hây ảnh hưởng đến đường hô hấp.
 
Đối với những người thích ngủ nướng thì họ thường ít vận động và cùng với việc nhiễm khí bẩn trong phòng ngủ sẽ  dễ dẫn đến các bệnh cảm lạnh, ho và nhiều triệu chứng khác.
 
Khi chúng ta hoạt động, nhịp tim sẽ đập tương đối nhanh và thúc đẩy máu lên não. Còn khi cơ thể nghỉ ngơi, nhịp tim sẽ đập chậm đi, lượng máu bơm lên não cũng vì thế mà giảm xuống.
 
Nếu chúng ta ngủ quá nhiều, hoạt động của tim sẽ suy yếu dẫn đến các bệnh về tim. Đồng thời, ngủ nướng sẽ phá hoạt nhịp độ sinh học của cơ thể, khiến bạn ăn không đúng giờ và vì thế gây ảnh hưởng tới đường tiêu hóa.
Càng ngủ càng lười

Ngủ quá nhiều sẽ không những không giúp bạn thoải mái mà còn khiến cho cơ thể cảm thấy mệt mỏi hơn rất nhiều. Khi dậy, toàn bộ cơ thể sẽ cảm thấy rã rời và lười hoạt động, bạn làm việc cũng sẽ không hề hiệu quả.

Hơn nữa, khi cơ thể không hoạt động quá lâu, cơ bắp cũng sẽ trở nên rệu rạo và kém linh hoạt. Đây chính là một trong những nguyên nhân gây ra căn bệnh yếu cơ.

Rối loạn nội tiết

Ngủ dậy quá muộn sẽ phá vỡ nhịp đồng hồ sinh học của mỗi người. Đồng thời cũng sẽ phá vỡ nhịp sinh học của những cơ quan trong cơ thể gây rối loạn nội tiết và ảnh hưởng nghiêm trọng tới tinh thần, thậm chí có thể gây trầm cảm.

Đau dạ dày

Ngủ nướng sẽ khiến bạn ăn uống không đúng giờ gây co thắt đường tiêu hóa. Lâu dần sẽ khiến bạn bị viêm dạ dầy mãn tính và có thể mắc chứng khó tiêu.

Để đảm bảo sức khỏe của chính mình, tốt nhất là bạn chỉ nên ngủ khoảng từ 6 đến 8 tiếng mỗi ngày là phù hợp.

Thứ Tư, 18 tháng 9, 2013


  Khó ngủ, mất ngủ là rối loạn thường gặp ở người cao tuổi, do nhiều nguyên nhân, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Bên cạnh việc tìm nguyên nhân và điều trị đúng cách, việc thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt, tập luyện phù hợp là biện pháp tốt nhất để người cao tuổi có giấc ngủ ngon.


Có nhiều nguyên nhân gây mất ngủ ở người cao tuổi, ngoài nguyên nhân do bệnh lý (sa sút trí tuệ, tim mạch, viêm nhiễm đường hô hấp, đau xương khớp, trầm cảm,…) thì người cao tuổi mất ngủ còn do: Giảm hoạt động thể lực, ít tiếp xúc với ánh sáng, thay đổi nhịp sinh học, giảm ngưỡng bị đánh thức (dễ bị thức giấc hơn), giảm khả năng hồi phục các chức năng khi cơ thể bị lão hóa; Thường nghĩ về quá khứ, hay lo lắng, dễ xúc động,…


Cần làm gì để có giấc ngủ tốt?

Trong trường hợp mất ngủ do bệnh lý, người bệnh cần đi khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để có hướng dẫn dùng thuốc cụ thể. Ngoài ra, cách điều trị tốt nhất là áp dụng các biện pháp không dùng thuốc, nhất là với trường hợp mất ngủ do rối loạn tâm lý kéo dài. Cụ thể:

Về chế độ ăn uống: Thức ăn và nước uống có những loại làm cho dễ ngủ, ngủ ngon hơn nhưng cũng có loại gây trằn trọc, khó ngủ. Để có giấc ngủ tốt, trước tiên phải bữa ăn phải đảm bảo đủ 3 chất chủ yếu là đạm (thịt, cá, trứng, sữa,...); bột (gạo, bánh mỳ,…); dầu mỡ (mỡ động vật như mỡ lợn và các loại dầu chiết xuất từ thực vật như lạc, đậu nành, hạt cải, hướng dương,…).

Người cao tuổi nên ăn những thức ăn dễ tiêu và có nhiều vitamin B1, thức ăn giàu chất khoáng như  rau muống, mồng tơi; cam, quýt, đu đủ chín; đậu phụ, sữa đậu nành,… Đặc biệt không nên uống rượu, bia và các chất kích thích gây tổn hại gan và gây mất ngủ như cà phê, các loại nước có ga như pép si, coca-cola,… Không hút thuốc lá và tránh xa khói thuốc lá.


Đậu phụ và sữa đậu nành rất tốt cho người cao tuổi

Luyện tập thể thao: Hình thức tập luyện tương đối phù hợp với sức khỏe người cao tuổi là đi bộ, tập dưỡng sinh một cách đều đặn hay thực hiện các bài luyện tập nhẹ nhàng trước khi đi ngủ để dễ đi vào giấc ngủ và giấc ngủ sẽ sâu hơn. Nơi tập cần đảm bảo vệ sinh, không khí trong lành, thoáng mát, tốt nhất có cả nơi ngồi nghỉ tránh gió mưa đột ngột.

Thoải mái, thư giãn trước khi ngủ: Cần tạo môi trường yên tĩnh, thư giãn trước khi đi ngủ, bao gồm các điều kiện tối ưu về ánh sáng, tiếng ồn, nhiệt độ. Tạo thói quen về giờ giấc sinh hoạt, đi ngủ. Mặc quần áo thoải mái, rộng rãi. Khi đi ngủ không nên đọc sách, xem ti vi, nhìn đồng hồ, tránh căng thẳng, lo lắng, xúc động,…

Thứ Tư, 11 tháng 9, 2013




Môn thể dục thẩm mỹ pilates rất phù hợp với những người ở độ tuổi 30. Ảnh: lizbethgarcia.com.
Dưới đây là hướng dẫn của các bác sĩ Anh về những điều bạn cần làm ở 5 mốc tuổi quan trọng sau, theo Healthnews.

Tuổi 20

Các bệnh hiểm tương đối hiếm gặp ở lứa tuổi tuổi này, vì thế nên dành thời gian để tạo nền tảng thể lực lâu dài cho cơ thể bằng thói quen tập thể dục, ăn uống điều độ. Một việc quan trọng nữa là cảnh giác với các bệnh đặc thù ảnh hưởng đến lứa tuổi trẻ.
Tiến sĩ Ellie Cannon cho biết có một số bệnh lại phổ biến hơn ở nhóm người trẻ tuổi so với người già, vì thế cảnh giác cá nhân là điều quan trọng nhất.
Ngoài ra, ở lứa tuổi hoạt động tình dục mạnh này bắt đầu có nguy cơ tăng bệnh ung thư cổ tử cung, vì thế hãy làm xét nghiệm phết dịch âm đạo 3 năm một lần, bắt đầu từ tuổi 25.
Ung thư tinh hoàn là bệnh của người trẻ, và phổ biến nhất trong nhóm tuổi 20-40. Đàn ông nên tự kiểm tra hàng tháng để tìm kiếm các u, cục lạ.
Ngoài ra, việc tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng trong giai đoạn đầu đời là nguy cơ lớn nhất gây ra các đốm sắc tố bất thường - tiền thân của các dạng ung thư da - về sau. Vì vậy hãy chụp lại các hình ảnh về những nốt ruồi, về thâm để so sánh chúng biến đổi theo thời gian.
Mật độ xương của bạn đạt đỉnh trong thập kỷ này, sau đó, các mô bị mất đi nhanh hơn số được sinh ra. Vì thế, chế độ ăn trong độ tuổi 20 là nhằm tối ưu hóa sự khỏe mạnh của bộ xương. Sưởi nắng mỗi ngày để tăng cường khả năng hấp thụ canxi. Chọn thức ăn giàu can xi, ít chất béo.

Độ tuổi 30

Đây là thập kỷ bạn cần bắt đầu lập kế hoạch cho tương lai sức khỏe của mình, và hiểu rằng tiểu sử gia đình là quan trọng. Đây cũng là thời điểm tốt để nói chuyện với bố mẹ bạn về những căn bệnh di truyền trong nhà.
Ngừng hút thuốc ngay: Các nghiên cứu cho thấy nếu bạn bỏ thuốc ở đầu độ tuổi 30, thì đến độ tuổi 50, nguy cơ ung thư và bệnh tim mạch của bạn sẽ bằng với người chưa bao giờ hút thuốc.
Khi bạn bắt đầu lập gia đình, các ưu tiên được thay đổi, vì thế cả đàn ông và phụ nữ đều cần để mắt đến cân nặng của mình, vì chúng liên quan đến những biến chứng sức khỏe về cuối đời.
Thời điểm này bạn cũng dễ giảm cân hơn so với những giai đoạn về sau, khi trục trặc cơ thể bắt đầu xuất hiện và sự trao đổi chất bắt đầu chậm lại.
Nếu một phụ nữ dự định mang thai, hãy uống bổ sung axit folic trước khi có bầu 3 tháng để giảm nguy cơ bé bị khuyết tật về thần kinh.

Độ tuổi 40: Tuổi già sập đến

Để ý đến tim phổi của bạn và giảm các nguy cơ dài hạn gây suy tim hoặc đột quỵ. Nếu bạn thừa cân và ăn uống vô tội vạ, bạn nên bắt đầu để ý đến sự tăng huyết áp và hàm lượng cholesterol.
Ở độ tuổi này, các chỉ số cân nặng (BMI và vòng eo) phản ánh tình trạng sức khỏe của bạn rõ nét nhất, chúng bắt đầu gây ra bệnh tật nếu bạn để chúng "bay" tự do.
Mãn kinh và sự thay đổi hoóc môn dẫn tới việc gia tăng cân nặng, đặc biệt là vòng eo. Hãy giảm bớt khẩu phần, giảm carbonhydrate như gạo, khoai tây và mì sợi.
Nếu cả thập kỷ bạn đã đút chân trong gậm bàn, hãy tập môn thể dục thẩm mỹ pilates, giúp tăng sức khỏe và độ dẻo dai của cơ thể.

Độ tuổi 50

Những tử thần chính - bệnh tim, tiểu đường và ung thư - đã trở nên phổ biến hơn. Cùng với việc đảm bảo cho cơ thể luôn khỏe mạnh, sự cảnh giác với bất cứ thay đổi nào trên cơ thể cũng là chìa khóa quan trọng.
Trục trặc tuyến tiền liệt bắt đầu phổ biến ở nam giới, đặc trưng là số lần đi tiểu đêm tăng lên. Bệnh lây truyền qua đường tình dục cũng tăng, bởi vì ở lứa tuổi này mọi người hay chủ quan không cần dùng biện pháp tránh thai nữa. Vì thế, hãy đảm bảo bạn "sex" an toàn.
Việc kiểm tra vú định kỳ nên bắt đầu thực hiện từ lứa tuổi 50, và tự kiểm tra hàng tháng tại nhà.
Phụ nữ cũng nên tầm soát cổ tử cung 5 năm một lần, và bất cứ sự ra máu nào cũng cần được trao đổi ngay với bác sĩ.
Chạy và nhảy trong thời điểm này có thể làm trầm trọng thêm các bệnh ở khớp. Vì thế hãy chọn các bài tập vừa phải với cơ thể.

Độ tuổi 60

Những người ở lứa tuổi này có thể thấy mình trẻ trung hơn nhiều, song dù thế đi nữa, thì vẫn có một loạt căn bệnh tuổi già đang rình rập bạn, đặc biệt là ung thư. Vẫn chưa phải là quá muộn để thực hiện các thay đổi lớn - giảm cân, bắt đầu tập thể dục, bỏ thuốc lá và bạn sẽ giảm bớt nguy cơ bệnh tật và tăng khả năng phục hồi nếu mắc.
Ở độ tuổi này, tất cả mọi người nên kiểm tra ung thư ruột, với một test đơn giản có thể làm ở nhà. Hãy để ý bất cứ sự thay đổi nào trong chức năng bình thường của đường ruột.
Các thay đổi trên da liên quan đến ánh nắng bắt đầu rõ rệt hơn: Với bất cứ thương tổn mới nào trên da, bạn đều cần báo với bác sĩ. Cũng cần để ý đến chúng thường xuyên.
Đau khớp và viêm khớp trở nên phổ biến, cũng giống như loãng xương. Hãy đo mật độ xương, và kiểm tra hàm lượng vitamin D trong cơ thể để có bổ sung hợp lý.
Không cần luyện tập hùng hục như khi bạn còn 20 tuổi, song cũng nên đảm bảo rằng bạn đã cố tập đến 6 phần 10 sức lực.
Design by Hao Tran -