Hiển thị các bài đăng có nhãn cách sống tốt. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn cách sống tốt. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 24 tháng 10, 2013

Ăn uống không khoa học khiến dạ dày bị tổn thương. Làm thế nào để ăn uống một cách khoa học, không hại sức khỏe?

Dưới đây là 6 bí quyết ăn uống gìn giữ sức khỏe mà bạn nên nhớ.



1. Lót dạ bánh quy trước bữa ăn
Trước khi ăn tốt nhất hãy lót dạ bằng bánh quy, bánh xốp hoặc thậm chí có thể ăn hoa quả. Bí quyết này vừa có thể tăng cảm giác no vừa có thể tránh nạp quá nhiều thịt và chất béo trong bữa ăn. Vậy nên, nó không những giúp bạn khỏe mạnh mà còn giải tỏa lo lắng tăng cân.

2. Ăn nhiều rau hơn
Hãy ăn nhiều rau xanh hoặc hoa quả, nhằm bổ sung lượng chất xơ và vitamin. Điều này đặc biệt cần thiết trong những ngày lễ tết. Với tỷ lệ 3 rau - 1 thịt hoặc 4 rau - 1 thịt thì cho dù chất béo có nhiều đến đâu thì cũng có thể thải ra ngoài theo chất xơ trong rau.

3. Tránh nạp quá nhiều protein và cholesterol
Nếu muốn giảm bớt lượng protein và cholesterol, hãy hạn chế ăn các món chiên hoặc thức ăn tẩm bột. Thực phẩm động vật như gà, vịt, hay lợn bò cần phải hạn chế, nếu không cơ thể sẽ có axit dễ gây mệt mỏi. Đồ ăn hải sản như cua, tôm, cá… có hàm lượng cholesterol khá cao, tốt nhất đừng ăn nhiều.
Đặc biệt trong các bữa ăn buffet, nên ăn ít các loại thực phẩm này để tránh gây gánh nặng cho dạ dày và gan. Thứ tự nên ăn là: canh, rau, món chính, hải sản, thịt….

4. Thêm đá vào bia để giảm nồng độ cồn
Uống nhiều rượu, bia không tốt cho sức khỏe nhưng uống ở mức độ vừa phải thì có thể chấp nhận được. Những người sợ béo tốt nhất hãy chọn nước khoáng hoặc trà. Nếu phải uống bia để vui vẻ hãy cho thêm đá để giảm nồng độ cồn.

5. Tốt nhất lựa chọn trà hoa cúc
Trong bữa ăn không ít các chị em uống thêm nước trà vì nghĩ rằng điều này sẽ giúp giảm cân. Nhưng thực ra cách này không tốt cho sức khỏe. Bởi vì trong lá trà có chứa axit tannic và theophylline, hai chất này đều ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa thực phẩm của cơ thể. Trong quá ăn và nửa giờ sau bữa ăn cần cấm uống trà. Tốt nhất hãy uống một trà trước bữa ăn, nếu phải uống nên lựa chọn trà hoa cúc.

6. Không ăn hoa quả sau bữa ăn
Ăn hoa quả ngay sau bữa ăn không có lợi cho sức khỏe, đây là do thực phẩm sau khi xuống dạ dày, cần phải mất 1 -2 giờ tiêu hóa mới có thể từ từ thải ra ngoài. Nếu ăn hoa quả lập tức sau bữa ăn sẽ cản trở những thực phẩm ăn trước lưu lại trong dạ dày, lượng đường trong hoa quả không thể kịp thời đi xuống ruột cũng như lên men trong dạ dày, sinh ra chất fructose dẫn tới đầy bụng và tiêu chảy. Lâu dần sẽ khiến chức năng tiêu hóa có thể bị rối loạn và sinh bệnh.
Điều cần lưu ý là ăn uống sau khi ra ngoài nhất định phải thanh đạm ít dầu, muối, càn phải bổ sung rau, quả ngũ cốc, các sản phẩm từ đậu… để đảm bảo sự cân bằng trong ăn uống.

Thứ Năm, 10 tháng 10, 2013

Phụ nữ thường có một số thói quen được cho là tốt cho sức khỏe của họ, như bỏ ăn sáng để giảm cân, uống thuốc với nước ép trái cây hay nước lọc cũng không ảnh hưởng gì... Thực tế thế nào? Dưới đây là ý kiến của các chuyên gia sức khỏe, theo Mirror.

Dùng điện thoại di động trước khi đi ngủ
Sóng di động có thể gây mất ngủ và đau đầu, theo một báo cáo của các nhà khoa học Thụy Điển.

Theo các nhà khoa học thì những người sử dụng di động trước khi đi ngủ sẽ khó có một giấc ngủ sâu, trong khi giấc ngủ sâu sẽ giúp tế bào phục hồi và tái tạo.
Ngoài ra, sóng điện thoại cũng can thiệp đến việc cơ thể sản xuất hóc môn meltatonin, loại hóc môn kiểm soát nhịp điệu sinh học trong giấc ngủ.
Tiến sĩ Chris Idzikowski, giám đốc Trung tâm Giấc ngủ Edinburgh (Anh) đưa ra giải pháp là sử dụng điện thoại cố định cho các cuộc gọi trước khi đi ngủ, và không giữ điện thoại di động trên bàn cạnh giường ngủ của bạn.
Đánh răng sau bữa ăn
Tiến sĩ Nigel Carter – giám đốc điều hành Hiệp hội Sức khỏe Nha khoa của Anh cho biết: “Chúng ta nên đánh răng hai lần trong ngày, nhưng không nên đánh răng sau bữa ăn”.
Đường trong thức ăn sẽ phản ứng với chất chua tạo axit trong miệng, mô cứng của răng bị ăn mòn hóa học do axit này. Vì vậy, đánh răng ngay sau bữa ăn có thể gây hại hơn là tốt cho răng.
Giải pháp cho trường hợp này, theo tiến sĩ Carter là đánh răng trước khi ăn sáng vì sẽ ngăn tình trạng răng bị xói mòn, nhờ đã phủ lên răng lớp fluoride. Và sau cùng là nhai kẹo chewing-gum để hơi thở thơm tho sau bữa ăn.
Lo lắng về cân nặng
Sẽ rất tốt nếu bạn muốn duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh, nhưng ám ảnh cân nặng sẽ không tốt cho sức khỏe.
Tiến sĩ David Haslam – giám đốc lâm sàng của Diễn đàn Béo phì quốc gia (Anh) nói: “Chỉ số khối cơ thể (BMI) không nói lên sức khỏe cơ bắp hoặc chất béo trong cơ thể. Nhiều vận động viên thể thao bị phân loại quá cân nhưng thật ra chất béo trong cơ thể của họ lại thấp. Có một số người có chỉ số BMI lành mạnh nhưng lại béo bụng”.
Tiến sĩ Haslam cho rằng, chị em phụ nữ nên tập trung vào số đo vòng bụng hơn là nhắm vào chỉ số BMI. Chỉ số vòng bụng nên duy trì thấp hơn 80 cm tùy trọng lượng cơ thể của mỗi người.
Không uống thuốc với nước lọc
Uống thuốc với nước ép nho có thể gây ra những tác hại không thể đoán được.
Uống rượu bia có thể làm tăng tác dụng của thuốc ngủ, và có thể gây xuất huyết bao tử nếu uống thuốc aspirin hoặc thuốc chống viêm sưng.
Dược sĩ Nargis Ara cho rằng bệnh nhân nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc và uống thuốc đúng giờ. Nếu không được hướng dẫn, hãy uống thuốc với nước lọc.
Mang túi xách một bên vai
Theo Danny Williams - thành viên Hội đồng Hiệp hội Nắn xương Anh, mang chiếc túi nặng một bên có thể gây mất thăng bằng cấu trúc cơ, ảnh hưởng cổ, vai, và lưng.
Ông Danny cho rằng nên mang túi chéo hơn là mang trên một bên vai. Ngoài ra, nên mua túi xách nhỏ để tránh mang những thứ không cần thiết.
Ăn xà lát là tốt nhất
Laila Lewis - nhà liệu pháp dinh dưỡng của trang web chăm sóc sức khỏe Nourishing By Nature (Anh) – cho biết: “Thực đơn xà lát lành mạnh thường tốt cho sức khỏe, nhưng thêm kem chua, pho mát, thịt xông khói có thể khiến chúng ta tăng cân”.
Bắt đầu một ngày với nước ấm và chanh
Bắt đầu một ngày, uống một ly nước ấm với chanh có thể là một cách thanh lọc cơ thể, nhưng theo các nha sĩ thì đó là một sai lầm. Bởi nước nóng và chanh sẽ “gặm mòn” răng chúng ta.
Tiến sĩ Mervyn Druian thuộc Trung tâm làm đẹp London (website: london-cosmeticdentistry) đưa ra giải pháp cho trường hợp này là uống trà bạc hà sẽ tăng cường sức khỏe men răng hơn.
Bỏ bữa sáng
Cứ 8 người thì có 1 người bỏ bữa sáng, bất chấp nhiều nghiên cứu cảnh báo những vitamin và khoáng chất sẽ không thể nạp vào cơ thể vì thói quen ăn uống này. Bỏ bữa sáng còn làm bạn mập hơn, theo một nghiên cứu được xuất bản trên chuyên san Obesity năm 2009.
Không uống sữa
Phụ nữ nên bổ sung canxi trong chế độ ăn uống ở độ tuổi 20 và 30. Chuyên gia dinh dưỡng Fiona Hunter nói: “Sau độ tuổi này, bạn sẽ không thể hấp thụ canxi từ chế độ ăn nữa, cơ thể sẽ lấy canxi từ nguồn dự trữ trong xương. Điều này có thể gây nguy hại cho sức khỏe của bạn, chẳng hạn như bị loãng xương”.
Cách tốt nhất là ăn nhiều rau và các thực phẩm chế biến từ sữa.
Hay chọn thực phẩm ít béo
Nhiều thực phẩm ít béo chứa nhiều đường hơn để tăng thêm gia vị. Tuy vậy, đường sẽ làm cơ thể phóng thích insulin, khiến đường trong máu giảm xuống, vì thế bạn sẽ cảm thấy đói.
Cách tốt nhất là chọn thực phẩm đầy đủ chất béo nhưng ăn lượng vừa phải, bởi chất béo này sẽ mất nhiều thời gian để tiêu hóa hơn nên sẽ khiến bạn cảm thấy no lâu hơn.

Thứ Năm, 3 tháng 10, 2013

Khi bạn phàn nàn về cơ thể của mình, thường là đang có nhiều bệnh khác nhau. Trên thực tế, những bệnh tật xảy đến với bạn đều khởi phát từ những gì bạn đối xử với cơ thể mình. Hãy chú ý đến những thói quen, có những thói quen bất lợi mà bạn cần phải từ bỏ. Chớ coi thường bệnh sỏi thận ở phụ nữ Triệu chứng dễ nhận biết khi bị nhiễm trùng thận Loại bỏ bệnh sỏi thận nhờ nước chanh và trà

 

Khi bạn phàn nàn về cơ thể của mình, thường là đang có nhiều bệnh khác nhau. Trên thực tế, những bệnh tật xảy đến với bạn đều khởi phát từ những gì bạn đối xử với cơ thể mình. Hãy chú ý đến những thói quen, có những thói quen bất lợi mà bạn cần phải từ bỏ. 9 thói quen dưới đây mà bạn rất dễ mắc phải có thể phá hủy thận của bạn.

1. không thích uống nước

Hầu hết đàn ông đều ít quan tâm đến việc uống nước, thậm chí nghĩ rằng nó không quan trọng, nhưng trên thực tế suy nghĩ này gây ra những thiệt hại đáng kể cho cơ thể. Xử lý chất thải của quá trình trao đổi chất là chức năng quan trọng của gan và thận. Thận là cơ bộ phận quan trọng nhất, là trung gian hòa giải của nước trong cơ thể, cân bằng điện giải, trao đổi chất, và các hoạt động sinh lý tạo ra bởi chất thải bên trong nước tiểu. Để đảm bảo các tính năng này, chúng cần đủ nước để phụ trợ.
Giải pháp: Nuôi dưỡng thói quen uống nhiều nước để pha loãng nước tiểu. Nước tiểu được bài tiết nhanh chóng không chỉ giúp ngăn ngừa sỏi mà còn “làm nhạt” nước tiểu khi ăn quá nhiều muối. Do đó bảo vệ thận.

2. tiêu thụ thực phẩm không khoa học

Ăn mật cá (mật cá chép) là nguyên nhân phổ biến gây suy thận cấp. Nhưng nhiều người vì tò mò, thậm chí mù quáng dùng những bộ phận này như một giải pháp điều trị chứng bất lực theo mẹo dân gian. Trong thực tế, trong túi mật có chứa chất axit aristolochic và các độc tính khác không chỉ gây hại lớn cho thận mà cả các bộ phận khác của cơ thể.

Giải pháp: Theo dân gian, mật có có khả năng kích thích tình dục, có thể giải độc hoặc hiệu quả trong điều trị mụn trứng cá. Nhưng khi chưa có xác minh của y học hiện đại hay những nhà y học thì không nên tự ý dùng.

3. uống các đồ uống khác thay vì uống nước

Hầu hết đàn ông không thích nước vì chúng vô vị, nhạt nhẽo. Trong khi đó, nước giải khát, nước ngọt và các đồ uống có ga hay cà phê và thức uống lại hấp dẫn và ngon miệng hơn nhiều. Do đó chúng được lựa chọn như một giải pháp thay thế tốt nhất cho nước sôi. Tuy nhiên, các loại đồ uống có chứa caffeine, thường dẫn đến tăng huyết áp, mà huyết áp cao là một yếu tố quan trọng trong chấn thương thận.

Giải pháp: Hãy cố gắng uống thêm nước đun sôi thay vì lựa chọn đồ uống thay thế. Rèn luyện thói quen uống tám ly nước mỗi ngày để góp phần đảo thải độc tố, tạo điều kiện thuận lợi cho bài tiết kịp thời, thường xuyên.

4. tiêu thụ trái cây và rau quả không thích hợp

Đối với hầu hết mọi người thì tiêu thụ trái cây và rau quả là lành mạnh. Tuy nhiên với những người có rối loạn chức năng thận mãn tính thì trái cây và rau quả (nhất là những thực phẩm giàu kali) được coi như huyết áp tự nhiên làm thiệt hại thận. Trong thực tế, đối với những người có chức năng thận kém thì cần tránh bổ sung thêm thành phần kali gây tăng thận, làm tổn hại thận.
Giải pháp: Nếu bạn bị rối loạn chức năng thận mạn tính, cần lưu ý tới việc tiêu thụ trái cây và rau quả để tránh ảnh hưởng đến thận. Không uống quá nhiều trái cây và nước ép, súp lẩu, món canh rau và ăn sáng thích hợp.

5. ăn quá nhiều thịt

Hiệp hội Thực phẩm Hoa Kỳ đã cho thấy rằng con người hàng ngày chỉ nên tiêu thụ 0,8 g protein cho mỗi kg trọng lượng cơ thể, có nghĩa là một người nặng 50 kg thì chỉ nên tiêu thụ 40 gram protein một ngày. Tránh dung nạp quá nhiều gây ra thiệt hại đến thận.

Giải pháp: Bữa ăn có thịt và đậu nành cần phải được kiểm soát ở mức khoảng 0,5 cm độ dày của viêm thận mãn tính.

6. lạm dụng thuốc giảm đau

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sử dụng thuốc giảm đau lâu dài làm giảm tốc độ dòng chảy trong máu của cơ thể, do đó, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng thận. Ngoài ra, việc lạm dụng thuốc giảm đau của bệnh nhân suy thận cũng dễ dẫn đến ung thư bàng quang.

Giải pháp: Bất kể loại thuốc giảm đau cũng không thích hợp để sử dụng lâu dài, việc sử dụng thường xuyên cần phải được kiểm tra kỹ lưỡng bởi bác sỹ chuyên khoa.

7. thích uống bia

Nếu bạn đã bị bệnh thận mà lại uống bia số lượng lớn sẽ làm lắng đọng axit uric dẫn đến tắc nghẽn ống thận, gây suy thận.

Giải pháp: Kiểm soát lượng bia dung nạp vào cơ thể, đặc biệt là bệnh nhân bệnh thận.

8. ăn quá nhiều muối

Muối được cho là thủ phạm gây gánh nặng cho thận. 95 % muối trong chế độ ăn uống được chuyển hóa bởi thận, nếu không kịp đào thải nó sẽ tiếp tục tăng thêm gánh nặng, dẫn đến giảm chức năng thận.

Theo các nghiên cứu khoa học thì lượng muối trong cơ thể nên được kiểm soát dưới 6 gam, trong đó có 3g có thể được trực tiếp dung nạp từ thức ăn hàng ngày, từ gia vị thực phẩm nên được duy trì ở mức ít hơn 3-5 g.

9. cao huyết áp gây ra nhiều áp lực

Huyết áp cao đã trở thành một mối đe dọa sức khỏe lớn cho những công dân hiện đại, một phần lớn bị gây ra bởi quá nhiều áp lực cuộc sống và công việc, do đó gián tiếp ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của thận. 

Giải pháp: Những người trẻ tuổi ít có nguy cơ bị cao huyết áp. Tuy nhiên cần phải biết cách phòng tránh và bảo vệ mình, tránh sự đè nặng của áp lực cuộc sống hay khiến cho bản thân quá tải vì công việc.

Thứ Tư, 2 tháng 10, 2013

Hãy để cơ thể của bạn luôn ở trạng thái khoẻ khoắn, khoan thai bằng cách tập thói quen hít thở sâu bằng bụng (cơ hoành). Thường ít ai để ý đến hơi thở của mình, nhưng chỉ cần thay đổi một chút, bạn sẽ thấy tinh thần luôn vui vẻ, thoải mái hơn.


Mỗi ngày tập thở bằng bụng từ 20-30 phút sẽ giúp tinh thần bạn tỉnh táo, thoải mái và thư giãn.

 
 
Lợi ích của hít thở sâu

Bạn sẽ ngạc nhiên trước những lợi ích của hít thở sâu bằng bụng đúng kỹ thuật:

-Thanh lọc cơ thể: Khi hít thở sâu sẽ giúp giãn nở phổi, đẩy nhanh quá trình trao đổi khí. Thở ra với lượng hơi dài đồng nghĩa với việc bạn đưa được nhiều hơn khí độc tích tụ trong cơ thể như N2, CO2 ra ngoài.

-Tốt cho tim mạch: Bạn không thể điều chỉnh nhịp tim của mình nhưng lại có thể điều chỉnh hơi thở. Việc tập luyện hít thở sâu đúng kỹ thuật sẽ giúp nhịp tim của bạn chậm lại. Việc thở chậm và sâu sẽ giúp tim giảm bớt khối lượng công việc, mạnh mẽ hơn, giúp cơ thể luôn khỏe mạnh.

-Giảm huyết áp: Khi xúc động, mệt mỏi khiến tim bạn đập nhanh hơn, huyết áp tăng. Tập kỹ thuật hít thở sâu thường xuyên, huyết áp sẽ điều hoà ổn định.

-Giảm stress hiệu quả: Khi bạn tập luyện hít thở sâu trong một thời gian sẽ giúp lượng serotonin tăng đáng kể. Đây là chất được não sản xuất ra giúp bạn không cảm thấy mệt mỏi, tinh thần luôn được điều hoà, chịu đựng được áp lực trong công việc và tăng khả năng tập trung. Ngoài ra, hít thở sâu sẽ giúp cung cấp lượng ô-xy cao cho não, giúp tinh thần phấn chấn, bạn sẽ không còn cảm thấy bị stress.

-Không còn lo âu: Khi bạn gặp một điều gì đó gây sợ hãi, lo âu, hơi thở thường gấp và tim sẽ đập nhanh hơn… điều này cho thấy tâm trạng có sự liên quan tới nhịp thở. Vì vậy, nếu điều chỉnh hơi thở của bạn luôn luôn đều đặn trong mọi cảm xúc thì bạn sẽ có suy nghĩ tích cực và giữ được bình tĩnh trong mọi tình huống.

-Giảm đau cho cơ thể: Khi bị đau, chấn thương, bạn thường nín thở hoặc thở nhanh hơn vì cảm giác lo sợ nếu thở nhiều sẽ khiến cho vết thương trở nên đau đớn hơn.

Lúc này, nếu bạn thở sâu, chậm, cơ thể sẽ tạo ra chất giảm đau tự nhiên giúp xoa dịu vết đau hiệu quả. Vì vậy, khi bạn cảm thấy đau đớn thì hãy bình tĩnh và áp dụng kỹ thuật thở sâu. Hít thở sâu cũng làm thư giãn các cơ giúp giảm cơn đau nhức cơ thường gặp.

-Điều hoà khí huyết: Kỹ thuật thở sâu kích thích sự vận động của những cơ quan quan trọng như sinh dục, tiêu hoá, bài tiết... Vì vậy, sẽ giúp khí huyết được điều hoà, nuôi dưỡng các bộ phận trên cơ thể tốt hơn.

-Hiệu quả với người mắc bệnh hen suyễn, cao huyết áp: Luyện tập hít thở sâu thường xuyên giúp bệnh nhân sẽ cải thiện được tình hình bệnh tật của mình.

Kỹ thuật tập luyện

Mỗi ngày chỉ cần bỏ ra từ 20-30 phút tập luyện sẽ giúp bạn khỏe mạnh hơn, tinh thần phấn chấn. Bạn có thể áp dụng khi nào cảm thấy khó thở và tập luyện ở mọi nơi mọi lúc.

Trước khi luyện tập, hãy giữ cho tinh thần luôn thoải mái, không vướng bận, không nghĩ lan man, dẹp bỏ công việc sang một bên. Chú tâm vào luyện tập.

Bước 1: Thư giãn toàn bộ cơ thể. Bạn có thể ngồi hoặc nằm bất kỳ tư thế nào, miễn là cảm thấy thoải mái và thư giãn. Đặt một tay lên bụng, một tay lên ngực (đặt tay lên bụng để bạn biết chắc rằng đang tập thở bằng cơ bụng, vì lúc bình thường mỗi người đều thở bằng ngực). Khi đã quen rồi, bạn có thể bỏ qua bước này.

Bước 2: Hít mạnh vào, đảm bảo bụng của bạn phình ra, thở ra từ từ bằng mũi, bụng hóp lại. Khi hít vào bạn có thể ngưng vài giây sau đó thở ra.

Bước 3: Tập trung theo dõi hơi thở. Thực hiện đều, chậm và sâu khoảng 12-20 nhịp/phút. Nếu hơi thở gấp hơn bình thường, bạn có thể thở bằng miệng nhưng vẫn đảm bảo rằng bạn đang hít thở bằng cơ bụng.

Công việc đôi lúc bận rộn khiến bạn quên luyện tập cũng không sao. Bạn hãy tập luyện ngay khi bạn nhớ và nên kiên trì. Bạn cũng có thể tập hít thở sâu khi đi dạo, tản bộ tập thể dục.

Khi bạn thường xuyên luyện tập hít thở sâu bằng bụng trong thời gian dài sẽ tạo thành thói quen. Lúc đó, cho dù bạn không có chủ đích tập luyện thì phổi vẫn hô hấp sâu hơn bình thường, giúp bạn luôn giữ được sự tỉnh táo, thư giãn.

Tránh nơi nhiều khói bụi

Nạn nên chọn môi trường trong lành, yên tĩnh để thở sâu như trong công viên cây xanh, cạnh sông, hồ, ao có nguồn nước trong sạch. Tránh nơi ô nhiễm khói bụi.Không nên tập luyện khi mới ăn no. Trong khi tập luyện mà bạn cảm thấy đau tức ngực hoặc ho, khó thở thì nên ngừng tập và đi khám bác sĩ.Người có tiền sử bệnh tim hoặc bệnh liên quan đến hô hấp cần được bác sĩ tư vấn để chọn môi trường và chế độ luyện tập phù hợp.

Làm thế nào để dạy con bạn biết những kỹ năng sống thường ngày như tự thắt dây giày cho mình, đọc sách, bơi lội hay chơi bóng đá? Sau đây là 9 mẹo nhỏ mà bác sĩ Melinda Eng chia sẻ cùng các bậc cha mẹ.


“Con có thể tự làm lấy được mà!” là câu nói chúng ta thường bắt gặp ở trẻ em ở độ tuổi từ 1 - 8 tuổi. Nghiên cứu về lứa tuổi tiền tiểu học này, tôi nhận thấy rằng chúng có xu hướng muốn tự mình hoàn tất mọi việc. Chúng thích quan sát người khác làm việc rồi cố gắng bắt chước theo y như vậy. Nhưng các bậc cha mẹ lại thường phản ứng theo cách “Để ba/mẹ làm giúp con”, “Đừng đụng vào, để ba/mẹ lấy cho!”, hay “Nắm chặt lấy tay mẹ nào!"...



Thật ra, trẻ cần tập sống độc lập dần cho đến lúc bước vào tuổi thiếu niên. Sự hào hứng tự nhiên này của bé cần được khuyến khích một cách tích cực đế chúng học được những kỹ năng sống tự lập như tự đi vệ sinh, tự ăn hay tự mặc quần áo. Từ đó, bé có ý thức trách nhiệm với việc vệ sinh cá nhân của mình hơn. Nếu cha mẹ chịu khó chỉ dạy một cách tích cực ngay từ những năm đầu đời thì tính tự lập sẽ dần được hình thành trong suy nghĩ của trẻ.

1. Hãy tạo nhiều cơ hội để bé tự làm việc của mình

Ví như để bé tự mang giày, tự dùng muỗng nĩa để ăn, tự tô tranh vẽ, tự sắp xếp sách vở, đồ chơi của mình vào kệ…Có thể lúc đầu bé sẽ làm lộn xộn hết cả lên, cho nên cha mẹ cần dự đoán trước. Hãy chuẩn bị cho điều này, như việc trải thêm một tấm nilon trên bàn ăn để tránh những vết bẩn từ thức ăn vương vãi; hoặc tự thiết kế một góc riêng cho trẻ trong phòng ăn.

Một cái yếm đeo cho trẻ sẽ giúp cho bạn đỡ phải lau dọn nhiều sau mỗi bữa ăn. Nên sử dụng ống hút hay một chiếc cốc hai quai để dạy trẻ cách cầm ly và tự uống nước.

2. Những kỹ năng sau sẽ giúp con bạn ghi nhớ sâu hơn việc sống tự lập

Vài gợi ý nhỏ như: Tự đánh răng, tự đọc sách, xếp áo quần, đặt đồ dùng lại đúng chỗ sau khi sử dụng, lau dọn bàn sau bữa ăn…

3. Hãy hưởng ứng lại việc bé làm cách thích đáng

Sau mỗi lần bé tự hoàn thành công việc của mình, hãy khen ngợi và bảo trẻ rằng chúng đã làm một việc rất tốt (mặc dù chúng có thể không đáp ứng đúng như yêu cầu của bạn). Nếu bé muốn giúp bạn dọn rác, hãy vui vẻ chấp nhận dù sau đó có thể bạn sẽ phải quét lại những mẩu rác vương vãi khắp nơi. Luôn cố gắng động viên và khích lệ con bằng những câu nói như: “Tốt lắm con!”, hay “Con thử lại lần nữa xem nào!”.

4. Đừng hối thúc con!

Cho trẻ thời gian đủ để chúng tự hoàn thành nhiệm vụ của mình. Khi chuẩn bị ra ngoài, hãy báo trước cho bé để chúng có thời gian sửa soạn, "chải chuốt" một chút, tự chọn quần áo, mang giày hay chuẩn bị sẵn sàng túi dã ngoại, túi ăn trưa cho mình. Cho trẻ nhiều cơ hội để thực hành thành thạo hơn việc tập bơi, bắt bóng hay lái xe đạp…

5. Hiểu rõ khả năng và bảo đảm an toàn cho bé

Để tránh mắc nghẹn khi ăn, hãy cắt thức ăn ra thành những miếng nhỏ và hướng dẫn bé nhai kỹ trước khi nuốt vào. Gọt vỏ và lấy hạt nếu đó là các loại trái cây, gỡ xương ra khỏi cá hoặc thịt trước khi cho bé ăn, đừng cho trẻ cả một quả trứng cá nguyên vẹn. Đối với những bé nhỏ tuổi hơn, hãy băm nhuyễn thịt với rau ra, tránh cho trẻ dùng nhiều những thức ăn quá dẻo, có độ nhầy như bơ lạc.

6. Chấp nhận sự tiến bộ từ từ

Học cách tự chăm sóc mình cũng phải đi theo từng bước một. Nhắc nhở bé nhiều lần trong giờ chơi hoặc trước khi vào bữa ăn. Dạy bé cởi quần áo ra như thế nào trước khi đòi hỏi bé tự mặc quần áo tươm tất cho chính mình.

7. Cố gắng tránh việc “sửa sai”

Đối với trẻ, việc bạn sửa sai việc chúng đã làm là đồng nghĩa với việc bạn không đánh giá cao hoặc không thừa nhận nỗ lực của chúng. Việc này dễ làm chúng nản chí ở những lần sau. Hãy thoải mái và dễ dàng hơn trong việc này. Ví như khi bé tự mang vớ cho mình, đừng cố tìm lỗi để sửa lại cho ngay ngắn vì nó không được vừa vặn. Thay vào đó, hãy hỏi con bạn có cảm thấy thoải mái không khi đã mang giày vào rồi, để bé có thể tự khám phá ra sai sót của mình.

Hãy chấp nhận bức tranh vẽ hay một "tác phẩm" nghệ thuật bé vừa hoàn thành, đừng cố hoàn thiện chúng vì trong mắt bạn như thế là chưa đẹp! Thay vào đó, hãy hỏi những câu hỏi để trẻ tự nhận ra rằng tại sao chúng không tô thêm màu vào những khoảng trống?!

8. Định hình những thói quen tốt

Việc tập tự đánh răng có thể bắt đầu ngay từ lúc trẻ có thể tự cầm bàn chải. Giúp đỡ và kiểm soát mọi việc để bé luôn trong trạng thái an toàn. Dùng bàn chải và kem đánh răng thích hợp, dành riêng cho trẻ em. Bé còn có thể tự học lau khô tay và chùi mũi từ khi còn nhỏ. Tự tắm cũng là một việc yêu thích đối với trẻ con, hãy để chúng thưởng thức việc đó dưới sự kiểm soát của bạn.

9. Hãy giữ giờ học thật vui vẻ, hào hứng

Cố gắng sử dụng bài hát, hoặc những câu vần điệu để giúp trẻ thấy thú vị hơn khi thực hiện những công việc đó. Ví dụ như việc đánh răng sẽ vui hơn nhiều nếu mẹ đứng bên và cổ vũ bé bằng hát bài “Thật đáng yêu”: “Mẹ mua cho em bàn chải xinh, như các anh em đánh răng một mình. Mẹ khen em bé mà vệ sinh, thật đáng yêu răng ai trắng tinh”.

Chơi một vài trò đơn giản để tạo hứng khởi cho bé lúc làm việc nhà: “chổi to bà quét sân kho, ấy còn chổi nhỏ, bà để dành bé chăm lo quét nhà”. Bài hát còn có thể áp dụng khi bạn dạy bé lái xe đạp và tuân thủ luật giao thông như: “Đường bên trái là đi chiều ngược lại, em nhớ rồi đường bên phải em đi”…

Thứ Hai, 30 tháng 9, 2013

Hệ miễn dịch khỏe có thể giúp cơ thể phòng ngừa nhiều bệnh truyền nhiễm.


Tuy nhiên, để có được hệ miễn dịch tốt thì các bạn nên tránh xa những thói quen xấu góp phần gây suy giảm hệ miễn dịch.

 

1. Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi: Mệt mỏi do quá tải trong công việc hoặc thiếu ngủ có thể làm suy giảm hệ miễn dịch và làm giảm số lượng tế bào "diệt" tấn công lại vi khuẩn.

2. Tâm trạng không tốt: Tâm trạng có thể ảnh hưởng đến hệ miễn dịch. Ví dụ, bạn bị trầm cảm kéo dài hoặc thường xuyên "gây sự" với người khác thì bạn cũng thường phải trải qua những thay đổi về tâm trạng. Điều đó không tốt cho sức khỏe và khiến tế bào "diệt" kém hoạt động hơn do đó sẽ làm giảm khả năng miễn dịch.
 
3. Không bao giờ tập thể dục: Những người không bao giờ tập thể dục thường thừa cân. Kết quả là sẽ làm giảm khả năng phòng bệnh của hệ miễn dịch.

4. Chơi với người hút thuốc lá: Hút thuốc lá không chỉ gây hại cho người hút mà còn ảnh hưởng tới những người xung quanh do khói thuốc lá vẫn rất độc khi xâm nhập vào cơ thể người khác. Hút thuốc lá có thể gây ra các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, lên cơn hen, dị ứng và làm suy giảm hệ miễn dịch.

5. Hay dùng kháng sinh: Kháng sinh là những thuốc cần phải được dùng theo đơn của bác sĩ và vì thế nêu không sử dụng đúng cáchn thì có thể khiến cho tình trạng nhiễm trùng thêm nặng hơn. Một nghiên cứu cho thấy bệnh nhân thường xuyên phải dùng kháng sinh sẽ bị giảm nồng độ cytokine (hormon của hệ miễn dịch).
 

Sau tuổi 25, mỗi năm các tế bào sẽ dần lão hóa theo quy luật muôn đời: sinh, lão, bệnh, tử.

Song, với những thành tựu y học hiện nay, thêm một tuổi không còn đồng nghĩa với sự già đi mà là kinh nghiệm hơn, sống vui hơn, khỏe hơn và có ích cho xã hội hơn…

 

Tuổi 20 - 30

Sự phát triển chiều cao của con người chậm dần đều và ngưng hẳn ở tuổi 25. Những ai ở tuổi 20 muốn có thêm vài cm vào “phút… 89” cần ngủ đủ tám tiếng vào ban đêm. Bởi, hormone tăng trưởng hoạt động về đêm kích thích xương phát triển. Trong chế độ ăn uống, cần hạn chế ăn ngọt và không để tăng cân, vì béo phì sẽ “tiếp tay” hạn chế sự phát triển chiều cao. Để giữ gìn sức khỏe tuổi này, cần đi khám tổng quát nhằm phát hiện bệnh sớm. Vùng cần quan tâm nhất là mắt, vì bộ phận này rất dễ bị các tật khúc xạ sau thời gian dài “dán” vào máy vi tính để học hành, làm việc. Vùng cần quan tâm thứ nhì là răng, miệng. Bởi sau 20 - 30 năm sử dụng, chúng đã hư hao nhiều do nha chu, sâu răng…

Nha chu là bệnh có “khả năng” gây “mất răng hàng loạt”. Bác sĩ Võ Văn Tự Hiến - Chủ tịch Hội cấy ghép Nha khoa TP.HCM cho biết: “Cấy ghép một chiếc răng giá trung bình 20 triệu đồng. Trường hợp mất răng (do nha chu hoặc để quá lâu mới điều trị) bị tiêu xương, cần cấy ghép xương thì chi phí điều trị tăng lên 30, 40 triệu đồng tùy trường hợp, nhưng răng giả không thể bằng răng thật. Vì thế, ngoài việc chải răng đúng cách, cần kiểm tra răng ít nhất mỗi năm một lần”.

Ung thư cổ tử cung thường phát triển chậm và rất hiếm ở phụ nữ dưới tuổi 25. Nhưng, khoảng ba năm sau khi có quan hệ tình dục nên tầm soát ung thư cổ tử cung bằng phết tế bào âm đạo, sau đó cứ mỗi ba năm kiểm tra một lần.

Tuổi 30 - 40

Đây là độ tuổi mà các bệnh tiềm tàng bắt đầu “lộ mặt”. Tiếp tục tầm soát bệnh ung thư cổ tử cung theo tư vấn của bác sĩ thường khoảng hai năm/một lần. Nhiều người e ngại kỹ thuật này vì có thể mất thời gian, nhưng thực tế, nếu phát hiện bệnh sớm, việc điều trị thành công là 100%. Trong khi đó, nếu phát hiện trễ, tỷ lệ tử vong cao vì tế bào ung thư đã đủ thời gian “tập trung lực lượng” đi vào các vùng lân cận (di căn).

Tuổi này, chị em cũng cần lưu tâm đến ung thư vú. GS-BS Nguyễn Chấn Hùng khuyên phụ nữ nên tự khám vú hàng tháng và siêu âm vú sáu tháng/một lần. Tuy nhiên, kỹ thuật đọc kết quả siêu âm còn tùy thuộc vào tay nghề và kinh nghiệm bác sĩ, vì thế cần chọn địa điểm đáng tin cậy. Về ung thư tinh hoàn, bác sĩ Phan Thanh Hải - Giám đốc Trung tâm Chẩn đoán Y khoa Medic TP.HCM khuyên: sau 30 tuổi, quý ông nên siêu âm tầm soát bệnh. Ngoài ra, bất cứ tuổi nào, nếu có dấu hiệu nặng một bên hay đau cần đi khám ngay.

Bệnh cần tránh từ xa ở tuổi này là tiểu đường type II. Đây là bệnh bắt đầu tấn công những người trên 30 tuổi. Phòng bệnh bằng cách giữ cân nặng tương ứng với chiều cao, tập thể dục mỗi ngày 30 phút. Tốt nhất là chọn cho mình một môn thể thao để vừa tập vừa chơi mỗi ngày mà không… ngán. Quá tải trong công việc và những thói quen xấu như ăn nhậu, ít vận động cùng sự căng thẳng tinh thần dễ dẫn đến tuổi đột quỵ ở cả hai phái vào độ tuổi ngày càng trẻ. Vì thế, cần đi kiểm tra sức khỏe tim mạch và lắng nghe tiếng nói con tim của mình… Nếu mệt, nên nghỉ ngơi và “nới lỏng” sức ép trước khi quá muộn.

Tuổi 40 - 50

Nếu vào tuổi 30 - 40 bạn đã tầm soát kỹ các bệnh, thì bây giờ bạn chỉ cần lưu hồ sơ sức khỏe vào máy vi tính và theo dõi sự thay đổi của chúng. Phụ nữ tuổi này nên chụp nhũ ảnh vì kỹ thuật này nắm bắt được các xáo trộn của tuyến vú. Nếu có vấn đề, bác sĩ sẽ yêu cầu chụp MRI và làm các kỹ thuật khác trước khi ra “tối hậu thư” điều trị. Theo GS-BS Nguyễn Chấn Hùng, nếu hai năm liên tiếp chụp nhũ ảnh và không phát hiện gì bất thường thì hai-ba năm sau mới cần chụp lại. Tuy nhiên, nên hỏi thêm ý kiến bác sĩ chẩn đoán.

Bước vào tuổi 45, phụ nữ còn bị những triệu chứng bất thường do tiền mãn kinh “thân tặng”. Tuy nhiên, có không ít người bước qua giai đoạn mãn kinh nhẹ nhàng, thoải mái. Đó là nhờ “tâm an lòng lặng”, không ganh ghét, bon chen, vị kỷ… và theo đuổi một môn thể dục ưa thích (khiêu vũ dưỡng sinh, yoga, thiền…). Do đó, để bớt bị bệnh “hành hạ” ở tuổi này, hãy lựa chọn cho mình một cách sống: mình vì mọi người nhưng đừng đòi hỏi mọi người vì mình. Không làm điều sai trái, luôn giữ lương tâm trong sáng cũng là cách duy trì sức khỏe và sự thanh xuân.

Nếu vào tuổi 30 - 40 bạn đã tầm soát kỹ các bệnh, thì bây giờ bạn chỉ cần lưu hồ sơ sức khỏe vào máy vi tính và theo dõi sự thay đổi của chúng.

Những biện pháp phòng ngừa bệnh tim mạch giai đoạn này là hạn chế rượu bia, thuốc lá, muối… tăng cường rèn luyện thể dục thể thao, ăn uống hợp lý (không ăn thịt mỡ, da động vật, trứng gia cầm, nội tạng heo, bò, bơ, kem, sôcôla; tăng số ngày ăn cá, ngũ cốc trong tuần) để tránh nguy cơ hình thành các mảng xơ vữa, luôn kiểm soát hàm lượng cholesterol, đường huyết, hạn chế sự căng thẳng thần kinh… Nam giới, khi đến tuổi 50 nên tầm soát ung thư tiền liệt tuyến bằng cách thử PSA. Bác sĩ Phan Thanh Hải hướng dẫn: “Khi PSA tăng, cần làm thêm siêu âm với đầu dò qua ngả trực tràng (TRUS) để định bệnh”.

Tuổi 50 - 60

Đây là tuổi nhiều người bị sốc vì sắp về hưu, có cảm giác mình trở thành người vô dụng, người già... Suy nghĩ này khiến họ có nguy cơ cao đối mặt với bệnh tật. Bởi vì suy nghĩ tiêu cực tiêu diệt nội tiết tố gây hưng phấn, yêu đời. Còn lại chỉ là sự chán ngán dẫn đường cho stress “tung hoành ngang dọc” với các bệnh: viêm loét dạ dày, ăn không ngon, ngủ không yên… Cáu kỉnh, giận dỗi sẽ mau già; ghen tị, bực tức chỉ làm mệt thân. Để có được sức khỏe khi thêm một tuổi trong giai đoạn này, cần có sự chuẩn bị “cơ ngơi” cho tuổi hưu bao gồm: tập luyện thể dục, thể thao, học làm các món ăn dinh dưỡng, thêu thùa đan lát, trang trí nhà cửa, giao du với những người có tâm hồn lạc quan…, tham gia vào các công tác địa phương, gìn giữ môi trường sống cộng đồng sạch sẽ, an toàn. Tuổi này, trí não bắt đầu có hiện tượng sa sút, vì thế cần đọc nhiều sách báo, tìm hiểu tự nhiên và xã hội… Cần lắng nghe cơ thể, nếu có gì bất thường, hãy đi chẩn đoán xác định và điều trị ngay.

Tuổi trên 60

Đây là độ tuổi sung sướng nhất vì đã “sống hết tuổi trời”. Mỗi một tuổi là phần thưởng của cuộc sống do biết “giữ sức” từ thời còn trẻ. Hiện nay, với sự phát triển của y học thì 60 - 70 chưa gọi là già, mà là tuổi hưởng thụ cuộc đời bởi con cái đã lớn, mọi thứ đã đi vào nền nếp nhưng sức khỏe chưa xuống dốc nên vẫn còn đủ sức đi du lịch đây đó, còn đủ minh mẫn để hướng dẫn con cháu làm tròn vai trò trụ cột gia đình. Tuổi này vẫn cần không ngừng khám phá, học hỏi những gì yêu thích: chơi cờ, học ngoại ngữ… Đây là cách buộc não lao động, nhằm “níu chân” các tế bào, không cho chúng ra đi và làm “mồi” cho bệnh sa sút trí tuệ. Hãy tận hưởng những điều tưởng như đơn giản nhưng mang lại lợi ích cho tâm hồn: thưởng thức từng chút một ly cà phê, hưởng thụ khí trời, một bản nhạc hay, đi dạo cùng con cháu…

Thứ Bảy, 28 tháng 9, 2013

1. Giảm cân


Đi bộ là một hoạt động thể chất hiệu quả trong việc giảm cân. Nếu bạn đang có ý định giảm cân hoặc kiểm soát cân nặng thì đây được coi là bài tập phù hợp nhất. Tất cả những điều kiện cần để thực hiện chiến lược giảm cân này chỉ đơn giản là chuẩn bị một đôi giày. Đi bộ giúp bạn đốt cháy calo và khiến mọi khối cơ trong cơ thể đều phải vận động.

 

2. Giảm căng thẳng

Đi bộ giúp giảm căng thẳng. Trong khi bách bộ, những lo toan về cuộc sống thường nhật của bạn sẽ vơi đi vì khi đi bộ não bộ giải phóng hormon hạnh phúc - endorphin. Ngoài ra, đi bộ giúp bạn có được sự trấn tĩnh (khoảng lặng) trong tâm hồn và giảm căng thẳng. Tốt nhất là nên đi bộ vào buổi sáng. Khi đó, ngoài luyện tập các khối cơ, bạn còn được hít thở không khí trong lành và tâm trí sẽ thoáng đãng hơn.


3. Cải thiện sức khỏe nói chung

Đi bộ là một bài tập giúp giảm cholesterol trong cơ thể và cải thiện sức khỏe của gan.  Hơn nữa, đi bộ giúp rèn luyện toàn bộ cơ thể, qua đó giúp cải thiện sức khỏe chung.

4. Tăng hiệu quả lao động sản xuất

Đi bộ giúp rèn luyện tất cả các khối cơ phía trên và dưới cơ thể. Do đó, các khối cơ được thả lỏng và giảm tình trạng căng cơ. Cơ thể bạn sẽ được làm cho dễ chịu và có thể tăng khả năng chịu đựng. Vì thế năng suất và hiệu quả của lao động sản xuất cũng được tăng theo.

5. Tiết kiệm tiền bạc và thời gian

Bạn không cần phải tốn thời gian và tiền bạc tới những trung tâm thể dục thẩm mỹ để có được cơ thể khỏe mạnh, dáng chuẩn. Nếu bạn là người bận rộn thì chỉ cần chuẩn bị một đôi giày và tranh thủ đi bộ vào mỗi buổi sáng trước khi tới cơ quan làm việc. Không cần thiết là phải đi một quãng đường quá dài vào mỗi buổi tập mà chỉ đơn giản là phải luyện tập đều đặn hàng ngày.

Trong những ngày lạnh giá, khi đi ra ngoài chị em cần đặc biệt chú ý đến một số bộ phận trên cơ thể mình nhằm đảm bảo sức khỏe cũng như giữ gìn vẻ ngoài xinh đẹp.


Nhớ phải đeo găng tay khi ra ngoài nhé!


Hãy nhớ làm khô tóc trước khi đội một chiếc mũ lên đầu

 

Nhiều người bận rộn có thói quen gội đầu vào buổi sáng trước khi đi làm, sau đó lại vội vàng đi ra ngoài khi tóc chưa kịp khô. Điều này hoàn toàn không có lợi cho sức khỏe. Bởi vì khi tóc ướt, các lỗ chân lông trên da đầu được mở ra, rất dễ bị cảm lạnh, lại dễ bị hơi lạnh làm cho đau đầu. Một vài trường hợp còn có thể dẫn tới đau khớp và thậm chí tê liệt các cơ bắp.

Vì vậy, hãy nhớ sấy khô tóc trước khi đội một chiếc mũ lên đầu và ra ngoài.

Giữ ấm cổ với khăn
Mặc dù bạn có chiếc cổ xinh đẹp nhưng khi thời tiết lạnh giá bạn cũng nên giữ ấm cho chúng một cách cẩn thận. Nếu bạn không mặc áo cổ cao, hơi lạnh sẽ dễ dàng xâm lấn và đi sâu vào vùng cổ khiến toàn bộ cơ thể ớn lạnh. Nếu bạn là nhân viên văn phòng thường xuyên ngồi bên máy vi tính, cơ vùng cổ sẽ dễ bị cứng do đối mặt với màn hình mỗi ngày.

Hơi lạnh trong mùa đông sẽ khiến các cơ bắp dễ bị đau, co thắt và lan tỏa ra các xương bả vai. Lâu ngày khiến chị em dễ bị nhức đầu, chóng mặt, chứng cứng cổ mãn tính và thậm chí cả bệnh spondylosis cổ tử cung (thoái hóa khớp cổ tử cung).

Quàng một chiếc khăn khi đi ra ngoài sẽ không làm mất đi vẻ xinh đẹp của bạn mà còn giữ cho cơ thể được ấm áp, đồng thời cũng loại bỏ sự mệt mỏi và một số chứng bệnh phổ biến trong mùa đông như huyết áp cao, mất ngủ, ảm lạnh, viêm khớp, đau đầu, cảm cúm...

Giữ ấm cho vùng eo và bụng
Eo và bụng là một phần rất quan trọng của phụ nữ (hệ thống sinh sản trong tử cung và vùng chậu). Nếu bị lạnh, nó có thể sẽ gây ra một số bệnh phụ khoa. Vì vậy, vào mùa đông, bạn nên cố gắng lựa chọn một chiếc áo len dài hoặc áo khoác ấm phù hợp... để giữ ấm cho khu vực quan trọng này nhé!

Nhớ phải đeo găng tay
Bên cạnh khuôn mặt thì bàn tay cũng là một bộ phận thể hiện rõ tuổi tác của phụ nữ. Trong mùa đông, đôi tay cũng trở thành mục tiêu của các cuộc "tấn công" do thời tiết lạnh. Vì thế, sau khi rửa tay, chị em nhớ bôi kem dưỡng để giữ ẩm, tránh để tay bị khô nẻ rất đau đớn, khi đi ra ngoài cũng nhớ phải đeo găng tay để vừa giữ ấm cơ thể vừa bảo vệ các khớp tay nói riêng.

Nhưng chị em cũng chú ý là những chiếc găng tay bằng chất liệu lông tơ mềm mại sẽ giữ ấm và bảo vệ đôi tay tốt hơn một chiếc găng da đấy!

Thứ Sáu, 27 tháng 9, 2013

Suốt 11 tháng trong năm bạn luôn thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục đều đặn, duy trì cân bằng giữa công việc và cuộc sống... Nhưng đến lễ Tết, vì quá ham chơi nên bạn phá vỡ tất cả những thói quen tốt đẹp đó.


Ngủ nhiều có thể là dấu hiệu trầm cảm.
 
 
Dưới đây là những sai lầm nên tránh trong những dịp lễ, tết và biện pháp khắc phục.
 
Chải răng sau khi uống rượu
Nhiều người sau khi uống vang đỏ liền chạy thẳng vào phòng tắm đánh răng. Tuy nhiên, theo nha sĩ Gigi Meinecke - phát ngôn viên Viện Hàn lâm Nha khoa Tổng quát, rượu (trắng và đỏ) có thể hòa tan men răng, nếu chải răng ngay tức thì có thể góp phần làm mòn răng. Thay vào đó, chỉ nên trung hòa axit bằng cách súc miệng với nước lọc. Khi uống rượu chỉ nên nhấm nháp và nuốt, tránh ngậm và súc rượu qua kẽ răng.
 
Nhịn đói trước tiệc tùng
Nhiều người thường bỏ bữa nhẹ buổi chiều nếu tối đi dự tiệc, nhưng theo chuyên gia dinh dưỡng J.J. Virgin, tác giả cuốn Six Weeks to Sleeveless and Sexy thì đây là ý tưởng sai lầm.Bạn sẽ rất đói nếu nhịn ăn bữa nhẹ trước tiệc dẫn đến việc tiêu thụ nhiều món khai vị và rượu vang chứa nhiều calo. Giải pháp tốt nhất là bạn nên nhấm nháp ít hạt dẻ, đậu phộng, đồ ăn nhẹ... trước khi đi tiệc.
 
Đêm chơi quá nhiều, sáng ngủ nướng
Tiệc tùng, mua sắm, thăm thú, du lịch... chật kín thời gian biểu kỳ nghỉ của bạn, khiến bạn không có thời gian ngủ nghỉ. Thức khuya, dậy trễ có thể khiến bạn thực hiện hết sạch kế hoạch "ăn chơi" đã đặt ra, nhưng đổi lại bạn bị thiếu ngủ.
Ngủ không đủ giấc làm giảm khả năng miễn dịch, ảnh hưởng tâm trạng và năng lượng cơ thể. Ngoài ra, tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng ban đêm có thể làm tăng nguy cơ trầm cảm.
 
Lạm dụng xà phòng diệt khuẩn
Dùng xà phòng diệt khuẩn trong những ngày lạnh để chống cảm cúm là ý tưởng tốt, đặc biệt khi bạn thường xuyên ra ngoài bắt tay, tiếp xúc bạn bè, đồng nghiệp trong dịp lễ, Tết. Tuy nhiên, lạm dụng xà phòng diệt khuẩn mang lại tác dụng ngược cho sức khỏe. Các nhà nghiên cứu thấy rằng thành phần triclosan có trong nhiều sản phẩm diệt khuẩn tiếp tay cho vi khuẩn kháng thuốc.
 
Ngủ li bì
Ngủ là sở thích của nhiều người trong các kỳ nghỉ, nếu bạn sắp xếp được một ngày nghỉ để ngủ không giới hạn thì quả thực tuyệt vời.  Tuy nhiên, ngủ ngày liên tục có thể khiến khó ngủ về đêm, gây ra chứng mất ngủ kinh niên. Đồng thời, nằm trên giường quá nhiều suốt mùa đông có thể là dấu hiệu của trầm cảm.

Thứ Tư, 25 tháng 9, 2013

Nhiều thói quen ít được chú ý bởi cảm giác vô thưởng vô phạt, chỉ đến khi các nhà nghiên cứu lên tiếng, nhiều người mới ngỡ ngàng, hoá ra nó tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ lâu dài đối với sức khoẻ.


Dưới đây là 3 thói quen xấu của người Việt được các nhà khoa học, nhà nghiên cứu nhắc nhiều trong thời gian gần đây:


 
 
1. Bỏ bữa sáng
 
Theo phản ánh của lãnh đạo nhiều trường trung học phổ thông tại TPHCM, trong năm học 2012 - 2013 này, số lượng học sinh (HS) bị đau dạ dày, chóng mặt, ngất xỉu… tăng nhiều so với những năm học trước. Có trường, ngày nào cũng 3 - 5 học sinh xin về giữa buổi học vì bị bệnh. Có trường, tỉ lệ học sinh đau dạ dày tăng rõ rệt. Nguyên nhân được lãnh đạo nhà trường và cán bộ y tế chỉ ra là do học sinh không ăn sáng và tỉ lệ này chiếm khoảng 20-30%. Còn theo khảo sát của TT Dinh dưỡng TPHCM, tỉ lệ người đi làm bỏ ăn sáng là khoảng 20%.
 
Có rất nhiều nguyên nhân được chỉ ra như thiếu thời gian, tiết kiệm tiền, thói quen, biếng ăn… nhưng cũng có ý kiến cho rằng do họ ỷ lại sức trẻ và ý thức kém, không hiểu rằng bỏ bữa ăn sáng, cơ thể sẽ hết năng lượng, không đủ chất cho não hoạt động, nhất là đường glucose...; cân nặng cơ thể bất thường (tăng cân hoặc suy dinh dưỡng) do tình trạng “no dồn đói góp”; dạ dày trong tình trạng trống rỗng kéo dài kèm căng thẳng do học hành, công việc dẫn tới viêm loét bao tử…
 
2. Ngại kiểm tra sức khỏe định kỳ
 
Mặc dù chưa có thống kê đầy đủ nhưng theo quan điểm của nhiều chuyên gia y tế, phần đông người Việt chưa chú trọng khám sức khoẻ định kỳ.
 
Tâm lý có biểu hiện gì đâu mà phải chen chúc, chờ đợi cả ngày để lấy mấy kết quả xét nghiệm hay khám làm gì, ra bệnh lại thêm lo; chuyện đến đâu hay đến đó… chính là nguyên nhân.  Tuy nhiên, đó là những quan niệm sai lầm bởi khi chưa có triệu chứng gây khó chịu hoặc thậm chí còn đang cảm thấy khỏe mạnh thì nhiều bệnh đã có thể đang âm thầm phát triển.
 
Do đó, thực hiện việc khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần, đó là cách giản đơn giúp bạn giữ gìn sức khỏe, tầm soát sớm và tăng cơ hội điều trị khỏi bệnh.
 
3. Không rửa tay!
 
Theo thống kê của tổ chức UNICEF, tại Việt Nam chỉ mới có… 12% dân số có thói quen rửa tay trước khi ăn, chỉ 16% rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh và đến 74% số bà mẹ có con nhỏ dưới 5 tuổi không hề rửa tay sạch trước khi cho trẻ ăn hoặc cho trẻ bú. Trong khi đó bàn tay có thể mang tới 4,6 triệu mầm bệnh, gây ra các bệnh nhiễm khuẩn qua đường hô hấp và tiêu hóa như tiêu chảy, tả, lỵ, nhiễm giun sán, nhiễm cúm…
 
Tuy nhiên, thật may là các phòng ngừa lại rất đơn giản. Chỉ cần rửa tay sạch sẽ với các loại xà phòng, gel rửa tay diệt khuẩn thường xuyên là đã giúp giảm tới 35% khả năng lây truyền vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy, giảm nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp từ 19-45% và phòng ngừa rất hiệu quả bệnh tay chân miệng ở trẻ em.

Thứ Sáu, 20 tháng 9, 2013

10 bí quyết chăm sóc sức khỏe tinh thần


Chăm sóc sức khỏe tinh thần là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại nhưng không phải ai cũng biết cách. Nhân ngày Sức khỏe tinh thần thế giới (10/10), chúng tôi gửi tới bạn 10 nguyên tắc để luôn suy nghĩ tích cực:


1. Học tự đánh giá bản thân lành mạnh
 
 
Tự đánh giá bản thân không dừng lại ở việc chỉ thấy những điểm tốt hay xấu mà còn là chấp nhận chúng và cố gắng làm tốt nhất với những gì bạn có.
 
Xây dựng sự tự tin: Bạn hãy liệt kê các điểm tốt của mình. Bạn làm cái gì tốt nhất? Các kỹ năng và lĩnh vực yêu thích của bạn là gì? Bạn bè nói như thế nào về bạn? Tiếp theo, hãy tìm hiểu các điểm yếu của bạn. Bạn có khó khăn trong làm việc gì? Điều gì khiến bạn thất bại và yếu kém?
 
2. Cho và nhận
 
Chúng ta thường nhún vai từ chối một lời khen bằng câu “Ừ, nhưng mà..”
 
Chấp nhận lời khen: Lần tới khi ai đó khen bạn, hãy nói, “Cảm ơn! Tôi vui là bạn nghĩ thế.” Và hãy nghĩ về những lời khen khác mà bạn có và xem xem điều đó khiến bạn cảm thấy tốt như thế nào.
 
3. Tạo dựng mối quan hệ gia đình tích cực
 
Hãy nghiêm túc xây dựng các mối quan hệ gia đình tốt. Học cách đánh giá các kỹ năng và khả năng của mỗi thành viên. Học cách đưa ra và nhận các hỗ trợ.
 
Dành thời gian: Dành thời gian để ở bên gia đình. Lên kế hoạch cho cả các hoạt động nghiêm túc và thư giãn vui vẻ. Hãy lắng nghe một cách tôn trọng mà không ngắt lời khi  người khác nói. Và cần thực hành thường xuyên những điều này.
 
4. Hãy kết bạn với những người có ý nghĩa
 
Bạn bè giúp bạn hiểu rằng bạn không cô đơn. Họ giúp bạn chia sẻ lúc vui, lúc buồn, và đến lượt bạn lại sẽ giúp họ. .
 
Xây dựng bạn bè: Giữ liên lạc hoặc thỉnh thoảng mời bạn đi ăn. Bạn nên có những người bạn mới - đề nghị bạn bè giới thiệu bạn mới cũng là một cách.
 
5. Chỉ ra các ưu tiên của bạn
 
Thách thức của chúng ta là để biết giữa điều chúng ta thực sự “cần” và những điều chúng ta “muốn”. Bạn khó khăn trong việc tìm kiếm sự cân bằng hợp lý giữa việc dành thời gian và nguồn lực cho cái mình muốn và cái mình cần.
 
Tạo lập một ngân sách có ý nghĩa: Hãy viết một kế hoạch chi tiêu cho chính mình. Mong muốn của bạn có thực tế không? Bạn có kế hoạch làm gì để có tiền mua được cái mình muốn?
 
6. Tham gia hoạt động xã hội
 
Tham gia vào các hoạt động có ý nghĩa với chúng ta sẽ mang đến cảm giác có mục đích và thoả mãn.
 
Tình nguyện: Hãy tham gia tình nguyện. Đọc truyện cho trẻ em ở các trung tâm; thăm người già ở các viện dưỡng lão; tham gia các nhóm cộng đồng hoặc các hoạt động từ thiện mà bạn yêu thích; tham gia vệ sinh đường phố, công viên hoặc bãi biển; giúp một người hàng xóm dọn dẹp nhà cửa.
 
7. Học quản lý stress hiệu quả
 
Stress là một phần của cuộc sống. Cách bạn ứng phó với stress phụ thuộc vào thái độ của bạn.
 
Hãy cho mình một kỳ nghỉ 5 phút: Mỗi ngày, dành riêng 5 phút nghỉ ngơi cho sức khỏe tinh thần. Đóng cửa văn phòng của bạn hoặc ra phòng khác và mơ ước về một nơi, một người hay một ý tưởng nào đó, hoặc không nghỉ gì cả! Bạn sẽ cảm thấy như mình vừa có một kỳ nghỉ ngắn vậy.
 
8. Ứng phó với những thay đổi có thể ảnh hưởng tới bạn
 
Thật là tuyệt nếu “hạnh phúc mãi mãi” nhưng cuộc sống không ngừng “ném những khó khăn” vào chúng ta.
 
Tìm sức mạnh từ đám đông: Tìm kiếm một nhóm hỗ trợ có vấn đề tương tự mà bạn đang gặp phải. Bằng việc lập thành nhóm với những người có thể chia sẻ vấn đề của bạn, bạn sẽ tìm ra được những phương án thú vị.
 
9. Ứng phó với cảm xúc của bạn
 
Làm thế nào để có một cách thức an toàn và mang tính xây dựng để diễn đạt và chia sẻ cảm xúc giận dữ, đau buồn, vui vẻ và sợ hãi…?
 
Hoạt động - Nhận dạng và ứng phó với tâm trạng của bạn: Tìm ra cái gì làm cho bạn hạnh phúc, buồn khổ, vui vẻ hoặc giận dữ. Điều gì giúp bạn bình tĩnh lại? Học cách ứng phó với tâm trạng của bạn. Chia sẻ tin vui với bạn bè và “khóc trên một bờ vai” khi bạn thấy buồn.
 
Tập thể dục có thể giúp bạn ứng phó với giận dữ. Hãy sưu tầm truyện cười, hoạt họa vui hoặc băng đĩa mà bạn yêu thích cho những lần bạn cảm thấy cần được cười.
 
10. Hướng vào bản thân
 
Học cách bình an với chính mình. Hãy học cách biết Bạn là ai? Điều gì khiến bạn thực sự hạnh phúc  Điều gì bạn thực sự đam mê?... Học cách cân bằng với những gì bạn có thể thay đổi trong chính bạn với những gì bạn không thể thay đổi.
 
Xậy dựng cái “Tôi” của chính bạn: Hãy dành riêng cho mình thời gian riêng, yên tĩnh mà bạn có thể ở riêng một mình một cách hoàn toàn.
 
Tập thở - cố gắng đếm các nhịp thở của bạn từ 1 đến 4, và bắt đầu lại từ 1. Hoặc làm gì đó mà bạn yêu thích.
Design by Hao Tran -